Luật sư bào chữa hình sự có vai trò thế nào?
Mục lục
Sự có mặt của luật sư với vai trò đại diện cho bị can, bị cáo quyền bào chữa, quyền gỡ tội, thay mặt cho bị can, bị cáo đưa ra những lý lẽ chứng minh những yếu tố làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đồng thời góp phần trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, tránh làm oan người vô tội và để lọt tội phạm. Người đảm nhận vị trí luật sư bào chữa hình sự sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ nhất định.
Những điều cần biết về luật sư bào chữa hình sự?
Như đã nói, luật sư là một trong những tư cách tham gia vào quá trình tố tụng hình sự. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tham gia với tư cách đặc biệt này. Vì chủ thể này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên do đó cần phải theo một tiêu chuẩn nhất định.
Luật sư là một trong những chủ thể có thể tham gia vào quá trình tố tụng dưới tư cách là người bào chữa. Theo quy định Điều 72 BLTTHS 2015 thì đây là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa. Ngoài ra còn có thể là những người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
Điều 2 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 có định nghĩa chính thức về chức danh này. Theo đó luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này. Đồng thời thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức khách hàng.
Như vậy một người muốn tham gia vào quá trình tố tụng với tư cách này thì trước hết phải là một luật sư đúng chuẩn. Sau đó được đơn cử vào để bảo vệ cho quyền lợi của bị can, bị cáo với cương vị của người bào chữa.
Quy định về người không được tham gia bào chữa
Vì nhiều lý do mà một số đối tượng không được phép trở thành luật sư bào chữa trong một số vụ án nhất định. Theo quy định tại khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015 thì nhóm đối tượng này gồm:
– Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó
– Người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
– Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Vai trò của luật sư bào chữa hình sự
Trong các vụ án hình sự, vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết là rất cần thiết. Họ sẽ đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ khi bị xâm phạm. Với một luật sư thì không chỉ có trách nhiệm bào chữa trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp mà còn là trách nhiệm bảo đảm công bằng cho xã hội. Do vậy mà luật sư bào chữa hình sự sẽ có những trách nhiệm cho công việc của mình. Theo khoản 2 Điều 73 BLTTHS 2015 thì người giữ vị trí này có nghĩa vụ như sau:
– Làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bằng cách sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định
– Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
– Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận. Chỉ được phép áp dụng trong trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
– Tôn trọng sự thật
– Không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
– Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án
– Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa
– Không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
– Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp được pháp luật quy định.