Chế lại hình để đăng lên mạng, bôi nhọ nhân phẩm người khác bị xử phạt như thế nào?
Mục lục
Nhiều đối tượng thường chế hình ảnh người khác để câu like, câu view và nổi tiếng trên mạng xã hội. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc hình ảnh này có thể trở thành hành vi bôi nhọ nhân phẩm người khác và phải chịu chế tài nghiêm khắc. Vậy khi các đối tượng chế hình ảnh người khác để đăng lên mạng bị phạt thế nào?
1. Chế lại hình để bôi nhọ nhân phẩm người khác bị phạt như thế nào?
Hiện nay xuất hiện rất nhiều công cụ chỉnh sửa ảnh và không khó để các đối tượng thực hiện chiêu trò chế ảnh của mình đăng lên mạng xã hội. Những hình ảnh này không chỉ làm ảnh hưởng đến nhân phẩm người khác mà còn đem theo rất nhiều hệ lụy về sau. Việc làm này cần được xử phạt nghiêm khắc như:
1.1. Xử phạt hành chính
Cụ thể, theo điểm c khoản 5 Điều 18 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng nếu sửa chữa, ghép ảnh chụp làm sai lệch nội dung nhằm xâm phạm danh dự và nhân phẩm cá nhân.
Nếu cá nhân đó là vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa thì mức xử phạt là 40 – 50 triệu đồng (theo điểm b khoản 6 Điều 18 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).
Nếu người vi phạm đăng hình ảnh sai sự thật này lên mạng xã hội để xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân thì bị phạt từ 10 – 15 triệu đồng theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Những đối tượng có hành vi chế ảnh để bôi nhọ nhân phẩm người khác sẽ bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng. Ngoài việc xử phạt hành chính thì Pháp luật quy định các đối tượng này phải đăng bài cải chính nhằm xin lỗi nạn nhân và xóa bỏ những thông tin sai sự thật, ảnh đã được chế đó trên mạng xã hội.
1.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ quy định tại điểm e khoản 2 Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội làm nhục người khác như sau:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, với những người có hành vi chế ảnh người khác đăng lên mạng xã hội với mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đó thì sẽ bị phạt cảnh cáo từ 10 – 30 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị phạt từ 3 tháng – 5 năm tù tùy theo từng mức độ. Bên cạnh đó, những người phạm tội sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công ăn lương, công việc nhất định nào đó từ 1 – 5 năm.
Có thể thấy hành vi chế ảnh người khác đăng lên mạng xã hội rất nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến nạn nhân có nguy hiểm hơn có thể làm nạn nhân tự sát. Vì vậy, hành vi này cần được Pháp luật xử phạt nghiêm minh để tránh tái phạm về sau.
2. Gặp hành vi chế ảnh, bôi nhọ nhân phẩm người khác cần làm gì?
Khi bạn gặp trường hợp ảnh của mình bị chế và bôi nhọ nhân phẩm trên mạng xã hội thì cần chụp lại bằng chứng và gửi đơn đến Tòa án để yêu cầu bồi thường, đồng thời tìm phương án giải quyết. Lúc này, chi phí bồi thường cho nạn nhân sẽ gồm các khoản:
- Chi phí để hạn chế và giải quyết thiệt hại;
- Thu nhập thực tế mất hẳn hoặc giảm sút;
- Một khoản chi phí bù đắp tổn thất tinh thần do các bên thỏa thuận nhưng không quá 18 triệu đồng, bởi căn cứ tính mức bồi thường thiệt hại về tinh thần không quá 10 tháng cơ sở. Từ ngày 01/7/2023 trở đi, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng;
- Nạn nhân có thể yêu cầu người vi phạm cải chính thông tin sai sự thật theo yêu cầu.
Như vậy, mức bồi thường thiệt hại về tinh thần là 18 triệu đồng hoặc theo thỏa thuận của các bên.
Xem thêm: Hành vi miệt thị, xúc phạm trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?
3. Tư vấn pháp lý về hành vi bôi nhọ nhân phẩm người khác
Hành vi bôi nhọ nhân phẩm người khác thường gây thiệt hại đến quyền và danh dự ảnh hưởng xấu đến lợi ích hợp pháp. Để được hỗ trợ tư vấn pháp lý về hành vi bôi nhọ nhân phẩm người khác bằng việc chế ảnh đăng lên mạng xã hội bạn có thể liên hệ đến Văn phòng Luật sư Tố tụng. Tại đây, Khách hàng sẽ được hỗ trợ dịch vụ pháp lý về lĩnh vực hình sự với tâm thế khách quan, luôn đặt lợi ích thân chủ để đưa ra sự tư vấn hợp lý.
Luật sư Tố Tụng sở hữu đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, giải quyết các vụ án về lĩnh vực hình sự và giúp thân chủ đạt được mong muốn cần thiết. Khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến tội bôi nhọ nhân phẩm người khác tại Văn phòng Luật sư Tố tụng Khách hàng sẽ nhận được:
- Tư vấn về trình tự, thủ tục viết đơn tố cáo hành vi bôi nhọ nhân phẩm người khác;
- Tư vấn về vấn đề pháp lý liên quan đến vụ án;
- Chuẩn bị hồ sơ, thu thập chứng cứ có lợi cho vụ án;
- Luật sư tại văn phòng Luật sư Tố tụng sẽ giúp Khách hàng thắng kiện trong buổi tranh tụng tại phiên tòa;
- Các dịch vụ pháp lý khác liên quan.