Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự
Mục lục
Mỗi ngành luật đều có đối tượng điều chỉnh riêng. Luật tố tụng hình sự lại là một ngành luật độc lập đóng vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình tố tụng hình sự. Vậy đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự có gì khác so với nhưng ngành luật khác, cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Tố tụng hình sự là gì?
Tố tụng hình sự là thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và thi hành bản án, quyết định của toà án do pháp luật tố tụng hình sự quy định.
Quá trình giải quyết vụ án hình sự bao gồm các giai đoạn nhất định do luật định. Ở mỗi giai đoạn do cơ quan và người tiến hành tố tụng khác nhau đảm nhiệm.
Những mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng giữa các cơ quan và người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng được pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh, trong đó quy định các quyền và nghĩa vụ của cơ quan, người tiến hành tố tụng cũng như của người tham gia tố tụng.
Thủ tục tố tụng hình sự được pháp luật quy định đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, toàn diện, chính xác và công bằng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan.
Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự bao gồm: chủ thể quan hệ pháp luật, khách thể quan hệ pháp luật và nội dung quan hệ pháp luật.
- Khách thể là lợi ích mà các bên hướng đến khi thiết lập cùng nhau trong một mối quan hệ pháp luật cụ thể. Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là những hành vi tố tụng hướng đến việc giải quyết vụ án hình sự;
- Chủ thể là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
- Nội dung quan hệ pháp luật là những quyền và nghĩa vụ các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự.
Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự phát sinh khi tiến hành giải quyết vụ án hình sự, cụ thể như: hoạt động tiến hành điều tra của cơ quan điều tra, các hoạt động tiến hành tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, sự tham gia của người tham gia tố tụng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội,….
Tóm lại là thời điểm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là thời điểm phát sinh quan hệ tố tụng hình sự.
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự
Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự là quan hệ giữa Tòa án, Viện Kiểm sát, Cơ quan thi hành án, đương sự, người đại diện của đương sự, người phiên dịch, người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người giám định, người định giá tài sản và người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự.
Trong đó có thể chia thành nhiều loại như sau:
- Quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án với đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và các chủ thể khác có liên quan;
- Quan hệ giữa giữa Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan thi hành án với nhau;
- Quan hệ giữa đương sự với các chủ thể khác có liên quan.
Có thể thấy những mối quan hệ trên không mang tính chất bình đẳng. Cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan thi hành án mang tính chất quyền uy, mệnh lệnh và đóng vai trò mang tính chất quyết định trong việc giải quyết vụ việc dân sự.
3. Những nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật tố tụng hình sự
Nguyên tắc cơ bản của bộ luật tố tụng hình sự là các quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong hoạt động tố tụng mà các cơ quan tiến hành tố tụng phải chấp hành, thể hiện quan điểm của Nhà nước trong hoạt động này. Các nguyên tắc được áp dụng đồng bộ trong suốt quá trình tố tụng.
Những nguyên tắc bao gồm:
- Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự;
- Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
- Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật;
- Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể;
- Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân;
- Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân;
- Suy đoán vô tội;
- Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm;
- Xác định sự thật của vụ án;
- Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự;
- Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra;
- Trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự;
- Bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
- Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia;
- Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
- Tòa án xét xử tập thể;
- Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai;
- Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm;
- Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm;
- Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án;
- Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự;
- Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự;
- Kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự.