Hành vi đe dọa tống tiền bị xử phạt như thế nào theo quy định Pháp luật?
Mục lục
Hành vi đe dọa thường nhằm mục đích xác định là tống tiền (cưỡng đoạt tài sản) của người khác. Nhiều hành vi đe dọa tống tiền còn gây thiệt hại mạng người hoặc diễn biến dưới nhiều hình thức khác nhau.
1. Thủ đoạn của hành vi đe dọa tống tiền
Pháp luật không định nghĩa về hành vi tống tiền. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy hành vi tống tiền thường nhằm mục đích quyền lợi. Các đối tượng thực hiện hành vi này thường mong muốn đem về nhiều nguồn lợi nhuận cho mình. Cụ thể, thủ đoạn của đối tượng thực hiện hành vi đe dọa tống tiền thường là:
- Đe dọa gửi hoặc đăng video, clip liên quan đến người bị đe dọa lên mạng xã hội hoặc đơn vị, cá nhân có ảnh hưởng đến người bị đe dọa.
- Đe dọa hoặc dùng vũ lực tấn công người bị đe dọa, gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người bị đe dọa nếu không tống tiền thành công.
- Đe dọa gửi thông tin mật, bí mật kinh doanh, hồ sơ, tài liệu liên quan đến người bị tống tiền đến địa điểm không thuận lợi hoặc gây thiệt hại cho họ;
- Đe dọa hoặc uy hiếp tinh thần người khác, bằng các hình thức khác gây thiệt hại về tài sản như hủy hoại tài sản, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật/đạo đức, phát tán thông tin riêng tư/tiết lộ thông tin về công việc của người bị đe dọa…;
Ngoài việc chiếm đoạt tiền, kẻ tống tiền còn có thể yêu cầu các lợi ích vật chất, tài sản từ người bị đe dọa.
Như vậy, có thể thấy hành vi đe dọa tống tiền được hiểu là hành vi uy hiếp tinh thần để người bị đe dọa tin rằng họ sẽ nguy hại về tính mạng, danh dự, nhân phẩm. Từ đó yêu cầu người bị đe dọa phải cung cấp số tiền hoặc vật chất cho đối tượng tống tiền.
Xem thêm: Cần làm gì khi bị lấy cắp thông tin cá nhân để vay tiền
2. Hành vi đe dọa tống tiền bị xử phạt như thế nào?
Với những hành vi đe dọa tống tiền chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Pháp luật. Tuy nhiên, mức xử phạt hành chính đe dọa tống tiền không quá cao.
Căn cứ điểm b khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
…
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
…
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
…“
Như vậy, hành vi tống tiền dùng thủ đoạn buộc người khác phải đưa tiền sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật với mức phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng. Đồng thời, người thực hiện hành vi này có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm,…
Ngoài ra, nếu người thực hiện hành vi tống tiền biết việc mình làm là vi phạm pháp luật mà vẫn cố ý dùng mọi thủ đoạn để đe dọa, uy hiếp thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS).
3. Tư vấn pháp lý về hành vi đe dọa tống tiền
Trên thực tế có rất nhiều hành vi đe dọa tống tiền diễn ra khiến nhiều người hoang mang, chưa biết xử lý như thế nào? Để có thể hiểu rõ hơn về hành vi đe dọa tống tiền và mức xử phạt theo quy định thì bạn đừng ngần ngại liên hệ với Phan Law Vietnam để được hỗ trợ.
Đội ngũ Luật sư tại Phan Law Vietnam là những người giàu kinh nghiệm trong việc giải quyết, tố tụng và hỗ trợ Khách hàng về các quy định Pháp luật. Bên cạnh đó, đối với bị can, bị cáo cần bào chữa, giảm nhẹ tội Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam vẫn sẵn sàng giải quyết, hỗ trợ bảo vệ quyền lợi, giảm án phạt tù,…