Khi bị xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu thì phải xử lý làm sao?
Mục lục
Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định thương hiệu, thu hút khách hàng và tạo dựng vị thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, quyền sở hữu nhãn hiệu có thể bị xâm phạm bởi nhiều hành vi trái pháp luật, gây tổn hại đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Vậy, khi bị xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu thì phải xử lý làm sao? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về quy trình xử lý hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của mình.
1. Các yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là gì?
Tại Điều 77 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bao gồm các yếu tố sau:
– Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn với hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.
– Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp hoặc thông qua việc đánh giá chứng cứ chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
– Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:
+ Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo và cách thức thể hiện; một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số thành phần hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc đối với dấu hiệu nhìn thấy được, nhạc điệu, âm điệu đối với dấu hiệu âm thanh và việc sử dụng dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
+ Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ; hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc phương thức thực hiện.
Theo đó, có 3 yếu tố cấu thành Xâm phạm đời tư là hành vi vi phạm pháp luật:
- Tính trùng hoặc tương tự: Dấu hiệu nghi vấn phải trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ về mặt hình ảnh, âm thanh, ý nghĩa, cách trình bày,…
- Sự liên quan về hàng hóa, dịch vụ: Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu nghi vấn phải có liên quan về bản chất, chức năng, công dụng, kênh tiêu thụ hoặc phương thức thực hiện với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu.
- Khả năng gây nhầm lẫn: Dấu hiệu nghi vấn khi sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
Khi đó có thể khẳng định hành vi sử dụng dấu hiệu đó cấu thành xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
2. Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 15, 16, 17 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như sau:
Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:
…
15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa.
16. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 8 đến khoản 13 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
17. Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 15 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
+ Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 15 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
+ Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 15 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 13 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
…
Theo đó, hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Mức phạt tiền này áp dụng với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 2 lần cá nhân.
3. Khi bị xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu thì phải xử lý làm sao?
Khi phát hiện quyền đối với nhãn hiệu của mình bị xâm phạm, bạn có thể thực hiện các bước sau để xử lý:
3.1. Xác định hành vi xâm phạm
- Đối chiếu với quy định pháp luật: Tham khảo Điều 76 Nghị định 65/2023/NĐ-CP để xác định hành vi nào cấu thành xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
- Thu thập bằng chứng: Lưu giữ các bằng chứng chứng minh hành vi xâm phạm như sản phẩm giả mạo, quảng cáo vi phạm, website nhái,…
3.2. Gửi yêu cầu bằng văn bản
- Nội dung yêu cầu: Yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả.
- Hình thức: Gửi yêu cầu bằng văn bản có đóng dấu, ghi rõ ngày tháng, địa điểm và gửi cho bên vi phạm.
3.3. Giải quyết tranh chấp
- Hai bên có thể tự nguyện thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp.
- Nếu thương lượng, hòa giải không thành, bạn có thể khởi kiện bên vi phạm tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại.
3.4. Tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý
- Thuê luật sư uy tín để tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi của bạn một cách hiệu quả.
Lưu ý:
- Việc phát hiện và xử lý sớm hành vi xâm phạm sẽ giúp hạn chế thiệt hại và bảo vệ quyền lợi của bạn hiệu quả hơn.
- Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm và khả năng đàm phán mà bạn có thể lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp.
- Cần lưu giữ đầy đủ bằng chứng để bảo vệ quyền lợi của bạn trong quá trình giải quyết tranh chấp.
4. Tại sao bạn nên chọn Văn phòng luật sư tố tụng?
Văn phòng luật sư tố tụng là nơi hội tụ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, tâm huyết và chuyên nghiệp, sẵn sàng đồng hành cùng bạn giải quyết mọi vấn đề pháp lý một cách hiệu quả nhất.
- Đội ngũ luật sư:
- Tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng, có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực tố tụng.
- Luôn cập nhật kiến thức pháp luật mới nhất để hỗ trợ Khách hàng một cách tốt nhất.
- Có khả năng phân tích vụ việc, lập luận chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi của Khách hàng một cách hiệu quả trong các phiên tòa.
- Luôn tận tâm, trách nhiệm và đặt lợi ích của Khách hàng lên hàng đầu.
- Kinh nghiệm dày dặn:
- Đã tham gia giải quyết thành công nhiều vụ án phức tạp thuộc các lĩnh vực khác nhau như: dân sự, hình sự, kinh tế, lao động,…
- Có khả năng đánh giá chính xác tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ việc và đưa ra giải pháp tối ưu cho Khách hàng.
- Uy tín:
- Được nhiều Khách hàng tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.
- Cam kết bảo mật thông tin Khách hàng.
- Chi phí hợp lý:
- Cung cấp dịch vụ với mức phí cạnh tranh, phù hợp với khả năng tài chính của Khách hàng.
- Tư vấn chi tiết, tận tâm cho Khách hàng.