Lạm phát điểm là gì và nguyên nhân nào gây ra?
Mục lục
Lạm phát điểm được coi là hiện tượng xã hội thường gặp với nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập trong giáo dục. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa thực sự hiểu hết về vấn đề này. Cho nên, đến khi bản thân đã trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát điểm số cũng không hay biết. Vậy lạm phát điểm là gì và nguyên nhân gây ra như thế nào?
1. Lạm phát điểm là gì?
Trên thực tế, chưa có một thông tin nào cắt nghĩa rõ ràng về khái niệm của lạm phát điểm. Tuy nhiên, có thể hiểu, lạm phát điểm là sự tăng cao mức điểm số một cách liên tục trong các bài kiểm tra, thi cử của nhiều trường trên toàn quốc. Từ đó, giá trị điểm số sẽ không còn cao như trước, đồng thời dẫn đến hệ quả, điểm tăng vọt ở ngưỡng rất cao, minh chứng cụ thể tại các kỳ thi đại học trong những năm gần đây.
2. Nguyên nhân gây ra lạm phát điểm
Lạm phát điểm có rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả chủ quan và khách quan, trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, để đơn giản hóa quá trình tìm hiểu, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát một số nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng này.
- Do lợi ích của điểm số: Lợi ích của điểm số cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến lạm phát điểm. Khi điểm số cao đồng nghĩa với việc người học sẽ được học trường top. Ngoài ra, điểm số còn góp phần tạo cơ hội du học nước ngoài, xét học bổng,…
- Do kỳ vọng của gia đình, nhà trường: Nhận được sự kỳ vọng của gia đình, nhà trường là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu điều đó chênh lệch quá lớn với khả năng của người học, sẽ dẫn đến nhiều hệ quả xảy ra, điển hình là mua điểm, nhờ thi hộ,… để có kết quả như mong muốn.
- Do danh tiếng của nhà trường: Trong trường hợp nhà trường đề cao danh tiếng, uy tín thì nhiều khả năng có thể “tạo điều kiện” quá mức. Từ đó, dẫn đến tình trạng lạm phát điểm
- Do chính bản thân người học: Thường xảy ra khi sự kỳ vọng quá lớn vào bản thân, hoặc người học lười nhác nhưng vẫn muốn điểm cao, bị gia đình ép buộc,…
- Do điểm chung của các trường đại học tăng cao: Trong những năm gần đây, điểm số thi tuyển vào đại học tăng vọt, có trường phải trên 30 điểm mới đỗ. Vì vậy, nhiều học sinh và gia đình sẵn sàng làm mọi cách để có thể vào được ngôi trường mong muốn, thậm chí còn theo chiều hướng tiêu cực, điển hình là gian lận điểm thi THPT QG vào năm 2018.
3. Cách khắc phục tình trạng lạm phát điểm
Lạm phát điểm gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ làm suy giảm chất lượng giáo dục, tình trạng này còn để lại tồn tại lớn trong quá trình tuyển dụng việc làm của các doanh nghiệp và nhà nước.
Để khắc phục vấn đề này với xu thế đang ngày càng tăng cao, cần phải có biện pháp khắc phục phù hợp, cụ thể như:
- Giám sát quá trình chấm điểm qua các kỳ thi: Nếu phát hiện tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Quyết định 16/2008/QĐ – BGDĐT thì cần phải có biện pháp xử lý hành vi vi phạm.
- Theo dõi quá trình học tập của người học: Điều này nhằm tránh trường hợp “học một đằng, thi một nẻo”, học kém nhưng điểm cao.
- Làm giảm vai trò của điểm số: Trên thực tế, biện pháp này tương đối khó khắc phục, tuy nhiên, nếu cả xã hội chung tay, đề cao giá trị thực hơn con số “ảo” thì đây sẽ không còn là vấn đề nan giải.
- Các trường đại học cần gắt gao hơn: Chủ yếu điểm thi tuyển đại học tăng cao là do đề ra mức xét tuyển học bạ lớn. Đặc biệt, trong đợt dịch COVID vừa qua, chỉ tiêu xét tuyển lên đến 40%, như vậy số lượng chọn thi tuyển còn lại là 60%. Theo đó, trong 60% thi tuyển, sẽ xét từ cao xuống thấp. Vì vậy, người học “đua” nhau điểm phải cao thì mới đỗ. Phương hướng đặt ra, các trường nên giảm chỉ tiêu học bạ hoặc có nhiều tiêu chí phụ như chứng chỉ Toeic, Ielts,…