Lạm phát năm 2021
Mục lục
Mức độ lạm phát luôn được Chính phủ kiểm soát dưới 5% để đảm bảo đời sống của người dân. Năm 2021 Chính phủ đã hoàn thành nhiệm vụ kiểm soát lạm phát trong tình trạng dịch bệnh kéo dài. Bài viết này chúng tôi thông tin đến các bạn những vấn đề chung liên quan đến lạm phát và tình hình lạm phát của nước ta năm 2021.
1. Tình hình lạm phát tại Việt Nam năm 2021
Trong cuộc họp của Chính Phủ chiều 16/12 tại Hà Nội, ông Nguyễn Anh Tuấn phát biểu:
“Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 9 tăng 2,06%; CPI bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%, CPI tháng 10/2021 ước giảm 0,1%-0,15%; bình quân 10 tháng ước tăng 1,81%-1,83% so cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản 10 tháng ước tăng 0,82%-0,86%.
Một số nguyên nhân gây áp lực lên mặt bằng giá, như: Một số mặt hàng thiết yếu có biến động tăng giá do ảnh hưởng từ chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển logistic tăng như thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng; giá mặt hàng xăng dầu, LPG trong nước tăng do tác động từ giá thế giới tăng mạnh khi nhu cầu chung trên thế giới tăng…”
Theo như những gì mà Thứ trưởng Bộ tài chính Nguyễn Anh Tuấn phát biểu thì mức lạm phát ở Việt Nam tuy trong tình hình dịch bệnh nhưng vẫn giữ ở mức rất khả quan. Tuy nhiên cũng trong bài phát biểu của mình thì mức lạm phát sẽ tăng trong năm 2022.
2. Tác hại của lạm phát đối với nền kinh tế và đời sống của người dân
2.1. Lạm phát tác động đến thu nhập của người lao động
Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.
Lạm phát làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi.
Từ đó, thu nhập thực tế của của người lao động thấp đi trong khi những sản phẩm dịch vụ khác thì tăng giá. Như vậy nền suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm mất lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ …
2.2. Lạm phát dẫn đến thu nhập không bình đẳng
Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn để đầu cơ kiếm lợi, vì vậy lãi suất sẽ tăng cao. Những người thực sự khó khăn cần vay tiền sẽ phải vay với mức lãi suất khá cao.
Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền dùng tiền của mình vơ vét và thu gom tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn.
Những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.
2.3. Tăng nợ quốc gia
Để giải quyết tình trạng lạm phát, Chính Phủ phải đi vay nợ của các cường quốc để bơm tiền vào nền kinh tế.
Hơn thế nữa, việc tiền mất giá sẽ làm chênh lệch các khoản nợ quốc tế tăng cao làm khoản nợ thực tế cao hơn khoản nợ danh nghĩa rất nhiều.