Lừa đảo chiếm đoạt tài sản phạt bao nhiêu?
Mục lục
Hằng ngày, chúng ta nghe thấy rất nhiều câu chuyện về những vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tinh vi, khiến không ít người rơi vào cảnh trắng tay. Vậy, pháp luật đã có những quy định gì để xử lý hành vi này? Mức phạt dành cho tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng sự tin tưởng của người khác để chiếm đoạt trái phép tài sản. Để thực hiện hành vi lừa đảo, người thực hiện hành vi thường sử dụng nhiều thủ đoạn như: nói dối, giả mạo giấy tờ, mạo danh người có chức vụ, lợi dụng lòng tin của người khác,…
Kẻ gian không ngừng đổi mới thủ đoạn để đánh lừa nạn nhân. Từ những lời nói hoa mỹ, những lời hứa hẹn hấp dẫn, đến việc giả mạo các giấy tờ quan trọng, chúng đều có thể sử dụng để đạt được mục đích.
Các yếu tố cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật như sau:
1.1. Chủ thể
Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
1.2. Khách thể
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
1.3. Mặt chủ quan
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
1.4. Mặt khách quan
Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:
- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.
- Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
Về giá trị tài sản: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 02 triệu đồng trở lên.
Nếu dưới 02 triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
2. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản phạt bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cá nhân dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả sẽ bị phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Trường hợp tổ chức thực hiện hành vi trên thì bị phạt từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, nếu hành vi đó đủ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Tham khảo: Xử lý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
3. Văn phòng luật sư tố tụng
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng, Văn phòng luật sư tố tụng tự hào là một trong những đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật và đại diện pháp lý trong các vụ án. Đội ngũ luật sư của chúng tôi sở hữu kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn phong phú, luôn sẵn sàng đồng hành cùng Khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp. Chúng tôi chuyên sâu về các lĩnh vực tố tụng dân sự, hình sự, hành chính, lao động, đất đai,… và cam kết mang đến cho Khách hàng những giải pháp pháp lý tối ưu.
Nếu bạn đang gặp phải bất kỳ vấn đề pháp lý nào thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ nhé!