Mức xử phạt nồng độ cồn năm 2020
Mục lục
Khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông, cồn dễ làm cho hệ thần kinh mất khả năng nhận thức, mất khả năng xác định được phương hướng và dễ khiến cho những người tham gia điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông. Vậy mức xử phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ tư vấn chi tiết cho Quý vị về vấn đề này.
Nồng độ cồn được hiểu như thế nào cho đúng?
Nồng độ cồn là phần trăm rượu, bia trong dòng máu và hơi thở của một người, là chỉ số đo hàm lượng cồn có trong thức uống có cồn (bia, rượu). Độ cồn này được tính dựa vào mililit etanol nguyên chất trong 100ml dung dịch khi ở 20 °C.
Khi sử dụng các chất chứa nồng độ cồn thì dạ dày và ruột non sẽ tiến hành hấp thụ ethanol vào trong máu và đi khắp cơ thể, trong đó có cả phổi, đây chính là cơ sở để phía cảnh sát giao thông tiến hành đo nồng độ cồn
Các mức xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy ra sao?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, mức xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy như sau:
Trường hợp 1: Chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở hoặc chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu
- Phạt tiền từ 2 triệu đồng cho đến 3 triệu đồng
- Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng cho đến 12 tháng
Trường hợp 2: Vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu
- Phạt tiền từ 4 triệu đồng cho đến 5 triệu đồng.
- Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng cho đến 18 tháng
Trường hợp 3: Vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc vượt quá 80 miligam/100 mililít máu
- Phạt tiền từ 6 triệu đồng cho đến 8 triệu đồng.
- Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng cho đến 24 tháng
(Tham khảo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Các mức xử phạt nồng độ cồn khi điều khiển xe ô tô như thế nào?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe ô tô hiện nay như sau:
Trường hợp 1: Chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở hoặc chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu
- Phạt tiền từ 6 triệu đồng cho đến 8 triệu đồng
- Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng cho đến 12 tháng
Trường hợp 2: Vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu
- Phạt tiền từ 16 triệu đồng cho đến 18 triệu đồng
- Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng cho đến 18 tháng
Trường hợp 3: Vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc vượt quá 80 miligam/100 mililít máu
- Phạt tiền từ 30 triệu đồng cho đến 40 triệu đồng
- Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng cho đến 24 tháng