Phân biệt lợi dụng chức vụ quyền hạn và lạm quyền khi thi hành công vụ
Mục lục
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn đôi khi sẽ bị nhầm lẫn với hành vi lạm quyền khi thi hành công vụ. Đây đều là các hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Qua bài viết dưới đây, Phan Law Vietnam sẽ giải thích cụ thể hơn về hai tội phạm này giúp bạn nhận diện nhé!
1. Quy định pháp luật tội lạm dụng chức vụ quyền hạn và lạm quyền khi thi hành công vụ
Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:
Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 357. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
Từ đó có thể thấy rằng, sự khác nhau của hai tội phạm sẽ về mục đích. Lợi dụng và lạm dụng là hai thuật ngữ khác nhau, tuy nhiên chúng lại thường được hiểu là một. Đây là lý do nhiều người thường khó phân biệt về hai tội phạm này.
2. Dấu hiệu pháp lý giữa tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn” và “lạm quyền” trong thi hành công vụ
2.1. Dấu hiệu pháp lý tương đồng
– Thứ nhất, về Khách thể của tội phạm:
- Cả hai tội đều xâm phạm quan hệ xã hội nhằm bảo đảm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (trong hoạt động công vụ); lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Thứ hai, về mặt khách quan:
- Về hành vi: Cả hai tội danh đều có dấu hiệu “vi phạm công vụ”
- Về dấu hiệu hậu quả: cả hai tội phạm đều có hậu quả được xác định dưới dạng:
- Thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại khác đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Hai tội này đều có cấu thành vật chất, tội phạm chỉ hoàn thành khi hậu quả đã xảy ra.
– Thứ ba, Về chủ thể:
- Đối tượng của cả hai tội phạm này đều là người từ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và có dấu hiệu chủ thể đặc biệt.
- Người phạm tội hai tội này là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội khi thi hành công vụ.
– Thứ tư, về mặt chủ quan:
- Cả hai tội ác đều được thực hiện với cố ý trực tiếp.
- Người phạm tội nhận thức rõ rõ hành vi của mình vượt quá phạm vi chức vụ, trách nhiệm được giao, trái công vụ. Biết rõ hành vi đó sẽ gây thiệt hại về tài sản hoặc lợi ích của nhà nước. Nhưng vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà có ý thức mong muốn hậu quả xảy ra.
Xem thêm: Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ bị xử lý thế nào?
2.2. Dấu hiệu pháp lý có đặc trưng riêng
– Về hành vi khách quan:
- Đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ thì căn cứ vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái công vụ. Người phạm tội dùng chức vụ, quyền hạn được giao làm “phương tiện” để thực hiện tội phạm.
- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ là hành vi vượt quá phạm vi trách nhiệm, nhiệm vụ được giao dẫn đến vi phạm công vụ, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước. Người có chức vụ, quyền hạn tùy tiện làm những việc thuộc thẩm quyền của cấp trên hoặc của người khác
– Về mức độ sử dụng nhiệm vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ:
- Đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ: Người phạm tội vẫn thực hiện công việc trong phạm vi quyền hạn, chức vụ được giao (không vi phạm về mặt phạm vi của thẩm quyền); Trong quá trình giải quyết công việc được giao, người vi phạm đã vi phạm quy định về cách thực hiện công việc đó (vi phạm nội dung thẩm quyền
- Đối với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ thì người phạm tội thực thi sai thẩm quyền dẫn đến thực hiện sai nội dung thẩm quyền; hoặc thực hiện sai thẩm quyền không đúng nhưng vẫn đúng về nội dung của quyền. Tính chất của tội phạm được thể hiện ở việc vi phạm thẩm quyền thi hành công vụ.
3. Tư vấn tội lợi dụng chức vụ quyền hạn và lạm quyền khi thi hành công vụ
Để hiểu rõ hơn về pháp lý của hai tội phạm này bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, cùng đội ngũ Luật sư chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn. Trong quá trình sử dụng dịch vụ tư vấn tại Phan Law Vietnam, bạn sẽ được hỗ trợ:
- Xác định tội danh, quyền lợi và trách nhiệm hình phạt và các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo khi phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc lạm quyền.
- Hỗ trợ soạn thảo các văn bản liên quan trong quá trình điều tra, xét xử.
- Xem xét và đánh giá mức độ hành vi của tội phạm.
- Tư vấn quy định của pháp luật về thời hiệu truy cứu, miễn trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội lạm dụng chức vụ quyền hạn hoặc lạm quyền.
- Luật sư tư vấn các nội dung khác liên quan.