Quy định về chống buôn lậu, hàng giả
Mục lục
Gần đây tội phạm buôn lậu đang diễn ra rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nền kinh tế và an ninh, trật tự xã hội. Đây là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương của Nhà nước. Cùng chúng tôi tìm hiểu quy định của pháp luật về chống buôn lậu, hàng giả.
1. Quy định của pháp luật về chống buôn lậu, hàng giả
Tội buôn lậu được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 theo đó:
“1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm“.
Tội buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 BLHS 2015 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
1.1. Các yếu tố cấu thành Buôn lậu
Mặt khách quan: Người phạm tội có hành vi buôn bán trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài các đối tượng sau đây: Hàng hoá; tiền Việt Nam, ngoại tệ (như USD,…); kim khí quý, đá quý (vàng, bạc, kim cương…).
Đối với cá nhân, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đối tượng buôn lậu có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa mọi trường hợp buôn lậu có giá trị dưới một trăm triệu đồng đều có thể tránh khỏi trách nhiệm hình sự.
Đối với pháp nhân, giới hạn giá trị của đối tượng buôn lậu để xem xét trách nhiệm hình sự là từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc dưới hai trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu hoặc một trong các hành vi được quy định trong luật.
Mặt chủ quan: Người phạm tội buôn lậu thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Tuy nhiên cần lưu ý trong trường hợp phát hiện hành vi vận chuyển hàng hoá, tiền tệ…: nếu nhằm mục đích buôn bán thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu; nếu chỉ vận chuyển để lấy tiền công (chở thuê) thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.
Khách thể của tội phạm: Hành vi phạm tội buôn lậu xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu.
Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội buôn lậu là bất kỳ cá nhân, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
1.2. Các yếu tố cấu thành tội Sản xuất buôn bán hàng giả
Chủ thể: là người có đầy đủ năng lực chịu trách hình sự và đạt độ tuổi luật định. Theo khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 liệt kê về những tội phạm mà người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS thì không có tội phạm này nên người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả chỉ phải chịu TNHS khi họ đủ 16 tuổi trở lên.
Mặt khách quan: Người phạm tội này có hai hành vi khác nhau đó là buôn bán hàng giả và sản xuất hàng giả. Hậu quả trực tiếp của hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả là xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Đối với tội phạm này hậu quả là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm.
Khách thể tội phạm: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chính sách quản lý thị trường của nhà nước đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất (hàng thật) và của người tiêu dùng.
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, người phạm tội biết hành vi của mình là trái pháp luật, có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng nhưng vẫn thực hiện với mục đích là vụ lợi.
2. Hình phạt đối với các hành vi buôn lậu, buôn bán hàng giả
2.1. Tội buôn lậu
Đối với cá nhân:
– Nếu buôn lậu khi quy ra tiền có giá trị từ 100.000.000-3000.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về tội hành vi này hoặc một trong các tội quy định từ Điều 189 đến Điều 196 và Điều 200 của Bộ Luật Hình Sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này mà chưa được xóa án tích thì bị phạt tiền từ 50.000.000- 300.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến tối đa 3 năm;
– Nếu trường hợp phạm tội buôn lậu có tổ chức, mang tính chất chuyên nghiệp, có hành vi tái phạm nguy hiểm (phạm tội tử 02 lần trở lên); lợi dụng tín nhiệm chức vụ quyền hạn của tổ chức. Giá trị của kim loại vàng khi quy ra tiền từ 300.000.000 – 500.000.000 đồng và thu lợi bất chính từ 100.000.000 – 500.000.000 đồng thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 – 700.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 – 07 năm tùy trường hợp;
– Thực hiện hành vi buôn lậu có giá trị từ 700.000.000- 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ hành vi buôn lậu vàng từ 500.000.000 – 1.000.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 – 5.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 07 – 15 năm;
Trường hợp buôn lậu từ 1.000.000.000 đồng trở lên; thu lợi bất chính từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc lợi dụng chiến tranh, thiên tai dịch bệnh sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến tối đa 20 năm;
Ngoài ra, người thực hiện hành vi phạm này sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 – 100.000.000 đồng, đồng thời cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hay cấm làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc bị tịch thu toàn bộ hoặc một phần tài sản.
Đối với pháp nhân:
Căn cứ theo quy định tại khoản 6, điều 188, Luật Hình Sự 2015 đã được sửa đổi bổ sung năm 2017:
– Nếu pháp nhân thực hiện hành vi buôn lậu vàng có giá trị từ 200.000.000 -300.000.000 đồng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc một trong các Điều từ 189 – 196 và Điều 200 trong luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội kể trên, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 – 100.000.000 đồng.
– Trường hợp buôn lậu vàng thuộc trường hợp Khoản 2 Điều 188 Bộ Luật Hình Sự thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 – 3.000.000.000 đồng.
– Trường hợp pháp nhân có hành vi buôn lậu vàng thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 188 Bộ Luật Hình Sự thì bị phạt từ 3.000.000.000 -7.000.000.000 đồng.
Trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 188 Bộ Luật Hình Sự thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 -15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động kinh doanh có thời hạn từ 06 tháng đến tối đa 03 năm.
– Trường hợp tại Điều 79 Bộ Luật Hình Sự thì sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Ngoài ra, pháp nhân thương mại có thể bị phạt thêm tiền từ 50.000.000-300.000.000 đồng, đồng thời cấm huy động vốn từ 01- 03 năm, cấm kinh doanh một số lĩnh vực nhất định.
2.2. Tội sản xuất buôn bán hàng giả
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm cũng như hậu quả xảy ra mà người phạm tội có thể bị với các khung lần lượt là từ 100 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm; phạt tù từ 5 năm đến 10 năm; phạt tù từ 7 năm đến 15 năm; ngoài ra có thể bị phạt bổ sung từ 20 triệu đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ,…
Ngoài ra đối với pháp nhân cũng có quy định và khung hình phạt riêng theo khoản 5 Điều 192.