Sản xuất hàng giả là vi phạm gì? Có bị phạt tù không?
Mục lục
Sản xuất hàng giả là hành vi nguy hiểm cho xã hội, cần được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Hành vi này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng và quyền lợi của người tiêu dùng. Vậy theo quy định, hành vi sản xuất hàng giả là vi phạm gì? Xem ngay bài viết dưới đây.
1. Hàng giả là gì?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hàng được coi là hàng giả bao gồm:
– Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
– Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật;
Hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
– Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 Luật Dược 2016;
– Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
Có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
– Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa;
Giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
– Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu sản xuất hàng giả là hành vi sản xuất ra các loại hàng hóa tiêu dùng không đảm bảo chất lượng, đúng kiểu dáng, nhãn hiệu và chất lượng đã đăng ký hoặc nhái lại kiểu đang của hãng nổi tiếng đã đăng ký bản quyền,… Hành vi này là vi phạm pháp luật, tùy vào mức độ hậu quả của hành vi gây ra sẽ bị áp dụng mức phạt thích đáng.
Lưu ý:
- Định nghĩa “hàng giả” còn có thể được bổ sung, thay đổi theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác.
- Việc xác định hàng giả cần được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa trên các căn cứ, chứng cứ cụ thể.
2. Sản xuất hàng giả là vi phạm gì?
Hàng giả từ lâu đã trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, kinh tế và an ninh trật tự. Việc sản xuất, buôn bán hàng giả không chỉ vi phạm pháp luật mà còn thể hiện sự thiếu ý thức, trách nhiệm của một bộ phận người dân đối với cộng đồng. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định cụ thể tại Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):
– Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 192 hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196, 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
– Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
g) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Làm chết người;
i) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
k) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
l) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
m) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;
n) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
a) Hàng giả có giá thành sản xuất 100.000.000 đồng trở lên;
b) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000 đồng trở lên;
c) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
d) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Làm chết 02 người trở lên;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
h) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Có thể thấy, đối với cá nhân phạm tội nhẹ thì thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, còn nặng có thể phải ngồi tù lên đến 15 năm. Riêng đối với pháp nhân thương mại phạm tội đã được quy định rõ ở khoản 5 Điều 195 trên, có thể bị phạt tiền lên đến 9.000.000.000 đồng, nếu hậu quả gây ra đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
3. Chúng ta cần làm gì để tránh mua phải hàng giả?
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và thương mại điện tử, việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái ngày càng cao. Để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những tác hại của hàng giả, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để mua sắm thông minh. Dưới đây là một số bí quyết hữu ích giúp bạn tránh mua phải hàng giả:
3.1. Tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm
- Xác định rõ nhà sản xuất, thương hiệu uy tín, có đầy đủ giấy tờ chứng nhận và đảm bảo chất lượng.
- Cẩn thận với những sản phẩm có giá rẻ bất ngờ so với thị trường, vì đây có thể là dấu hiệu của hàng giả.
- So sánh hình ảnh, mô tả sản phẩm trên website, mạng xã hội với sản phẩm thực tế để nhận diện những điểm khác biệt.
- Tham khảo ý kiến, đánh giá từ những người đã sử dụng sản phẩm trước đó để có thêm thông tin khách quan.
3.2. Lựa chọn địa điểm mua sắm uy tín
- Ưu tiên mua sắm tại các cửa hàng, đại lý ủy quyền của thương hiệu để đảm bảo tính chính hãng và chất lượng sản phẩm.
- Lựa chọn các trang web thương mại điện tử uy tín, có chính sách đổi trả rõ ràng, hỗ trợ Khách hàng tốt. Cẩn thận với những trang website lạ, không có thông tin rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
3.3. Kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi mua
- Bao bì sản phẩm phải nguyên vẹn, không bị rách nát, phai màu hay in ấn mờ nhạt. Tem nhãn sản phẩm phải đầy đủ thông tin, rõ ràng, không bị bong tróc hay tẩy xóa.
- Kiểm tra mã sản phẩm trên bao bì, tem nhãn phải trùng khớp với mã sản phẩm trên sản phẩm.
- Quan sát kỹ chất liệu, đường may, logo, tem mác để nhận diện những dấu hiệu bất thường.
3.4. Sử dụng ứng dụng hỗ trợ
- Sử dụng các ứng dụng quét mã vạch để kiểm tra thông tin sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ.
- So sánh giá cả sản phẩm trên các trang web khác nhau để tránh mua phải hàng giả với giá cao.
3.5. Cẩn thận với những mánh khóe lừa đảo
- Cẩn thận với những chương trình khuyến mãi, giảm giá quá mức để thu hút Khách hàng mua sản phẩm giả, kém chất lượng.
- Cẩn trọng với những lời quảng cáo “phóng đại”, sai sự thật về công dụng, hiệu quả của sản phẩm.
3.6. Bảo vệ quyền lợi của bản thân
- Giữ lại hóa đơn, tem nhãn sản phẩm để làm bằng chứng khi cần thiết.
- Liên hệ với cơ quan chức năng nếu nghi ngờ mua phải hàng giả để được hỗ trợ xử lý.
Hãy luôn là người tiêu dùng thông minh, tỉnh táo để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những tác hại của hàng giả. Hãy chung tay đẩy lùi nạn hàng giả để xây dựng thị trường lành mạnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, bạn cũng nên cập nhật thường xuyên thông tin về các thủ đoạn làm giả phổ biến, các biện pháp phòng chống hàng giả của cơ quan chức năng để nâng cao nhận thức và bảo vệ bản thân tốt hơn.
Tham khảo: Mua phải hàng giả hàng kém chất lượng thì phải làm sao?
4. Dịch vụ pháp lý tại Văn phòng luật sư tố tụng
Văn phòng luật sư tố tụng cung cấp đa dạng các dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động tố tụng dân sự, hình sự và hành chính, đáp ứng nhu cầu của Khách hàng trong việc giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Dưới đây là một số dịch vụ tiêu biểu:
Tư vấn pháp luật tố tụng:
- Hỗ trợ Khách hàng tìm hiểu, phân tích các quy định pháp luật liên quan đến vụ việc.
- Đánh giá tính khả thi của vụ việc, đề xuất hướng giải quyết phù hợp.
- Tư vấn về thủ tục tố tụng, hồ sơ cần thiết cho từng loại vụ việc.
Soạn thảo văn bản pháp lý:
- Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn đề nghị, đơn phản hồi, đơn kháng cáo,…
- Soạn thảo hợp đồng, thỏa thuận liên quan đến vụ việc.
- Soạn thảo các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu của Khách hàng.
Đại diện tham gia tố tụng:
- Đại diện Khách hàng tham gia các phiên tòa, phiên họp giải quyết tranh chấp.
- Trình bày ý kiến, lập luận bảo vệ quyền lợi của Khách hàng trước Tòa án, cơ quan hành chính.
- Thực hiện các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.
Hỗ trợ các hoạt động tố tụng khác:
- Thu thập chứng cứ, tài liệu phục vụ cho vụ việc.
- Tìm kiếm nhân chứng, người có liên quan để làm rõ vụ việc.
- Liên hệ với các cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân liên quan.
Ngoài ra, Văn phòng luật sư tố tụng còn cung cấp các dịch vụ pháp lý khác như:
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng.
- Bồi thường thiệt hại.
- Tranh chấp đất đai.
- Tranh chấp lao động.
- Tranh chấp hôn nhân gia đình.
- Hỗ trợ thủ tục ly hôn.
- Hỗ trợ thủ tục thừa kế,…
Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, tận tâm với chuyên môn nghiệp vụ bài bản, Văn phòng luật sư tố tụng cam kết mang đến cho Khách hàng dịch vụ pháp lý chất lượng, uy tín và hiệu quả. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng Khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý mà bạn đang gặp phải một cách nhanh chóng và tối ưu.
Hãy liên hệ với Văn phòng luật sư tố tụng để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý kịp thời, hiệu quả!