Sử dụng mạng xã hội nói xấu Bác Hồ bị xử lý như thế nào?
Mục lục
Bác Hồ là cách gọi thân mật của người dân Việt Nam với Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh đạo vĩ đại của dân tộc, người đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử. Trong thời kỳ mạng xã hội phát triển với tốc độ nhanh chóng như hiện nay, đã có không ít những thành phần phản động lợi dụng mạng xã hội để nói xấu Bác Hồ. Trường hợp này sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
1. Mức xử phạt hành chính đối với hành vi nói xấu Bác Hồ
Dưới góc độ về đạo đức, hành vi nói xấu Bác Hồ là hành động đáng bị lên án, khiến cho cộng đồng người dùng mạng xã hội vô cùng bức xúc.
Căn cứ theo quy định pháp luật thì đây là hành vi có thể bị xử phạt hành chính thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
Theo khoản 7 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định:
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tuyên truyền, kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, hành vi sử dụng hình ảnh, video để nói xấu Bác Hồ trên mạng xã hội sẽ được coi là hành vi xúc phạm anh hùng dân tộc của đất nước. Nếu người vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Ngoài ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ yêu cầu người vi phạm gỡ thông tin xuyên tạc và sẽ bị tịch thu phương tiện vi phạm.
Xem thêm: Hình phạt đối với tội xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo theo quy định pháp luật
2. Truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi nói xấu Bác Hồ
Căn cứ quy định tại Điều 331 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như sau:
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy trong trường hợp cá nhân có hành vi sử dụng mạng xã hội để nói xấu Bác Hồ và trong quá trình điều tra, cơ quan công an xác định được động cơ, mục đích phạm tội của cá nhân nhằm mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước và đủ cấu thành tội phạm, thì người thực hiện hành vi đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
Riêng đối với các đối tượng có dấu hiệu chống phá Đảng và Nhà nước thì có thể phải chịu thêm nhiều tội danh khác được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Mức phạt cao nhất có thể là tử hình.
3. Cảnh giác với những thông tin xấu, độc trên không gian mạng
Về nội dung và bản chất có thể nhận diện những thông tin xấu, độc phát tán trên môi trường mạng là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề. Đó là những dạng thông tin có nội dung không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và văn hoá như: nói xấu lãnh tụ, kích động bạo lực, bôi nhọ đời tư,…
Về thủ đoạn phát tán thông tin xấu, độc chủ yếu trên các trang mạng lớn như: Facebook, Youtube,… Nguồn phát chủ yếu là do một số tổ chức, cá nhân phản động ở nước ngoài hướng vào trong nước.
Xem thêm: Hình phạt đối với tội xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo theo quy định pháp luật
4. Cùng Văn phòng luật sư tố tụng lên án hành vi nói xấu Bác Hồ
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bản hùng ca, sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Cuộc đời đó là tấm gương sáng để thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo. Thế nhưng các thế lực thù địch, chống phá cách mạng đã nguỵ tạo những chứng cứ, xuyên tạc và bóp méo tài liệu lịch sử về Bác Hồ làm mất đi tinh thần dân tộc, lòng yêu nước của nhân dân ta.
Không chỉ Bác Hồ mà hành vi nói xấu người khác cũng cần phải lên án. Khi có những hành vi xúc phạm người khác thì cần viết đơn tố cáo hành vi đó với cơ quan chức năng và nộp đơn đến cơ quan công an tại địa phương. Tuỳ từng mức độ vi phạm mà tội này sẽ áp dụng những khung hình phạt khác nhau.
Để biết thêm thông tin cụ thể, Quý khách hãy liên hệ với Văn phòng luật sư tố tụng để được giải đáp các vấn đề liên quan:
– Tư vấn chi tiết về quy định pháp luật, hướng xử lý các vấn đề liên quan đến vụ án;
– Hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ có lợi cho chủ thể trong quá trình giải quyêt;
– Thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan khi thấy cần thiết,…
Hãy liên hệ số Hotline hoặc để lại thông tin tư vấn ở form dưới đây để nhận tư vấn sớm nhất.