Tìm hiểu xử phạt trong lĩnh vực môi trường
Mục lục
Khi các cá nhân, tổ chức trong nước hay nước ngoài có các hành vi vi phạm trong việc bảo vệ môi trường trong phạm vi quản lý của Việt Nam đều bị xử phạt trong lĩnh vực môi trường. Bài viết hôm nay, Phan Law Vietnam sẽ tư vấn chi tiết về chủ đề này để cho các bạn có thể nắm rõ hơn. Mong rằng bài tư vấn của chúng tôi sẽ giúp ích được cho các bạn.
Những hành vi nào bị xử phạt trong lĩnh vực môi trường?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì những hành vi dưới đây sẽ bị xử phạt trong lĩnh vực môi trường:
- Các hành vi vi phạm về các kế hoạch bảo vệ môi trường, về các đánh giá tác động môi trường và các đề án bảo vệ môi trường.
- Các hành vi gây ra ô nhiễm trong môi trường.
- Các hành vi vi phạm về việc quản lý các chất thải.
- Các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, của các cơ sở dịch và của các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
- Các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường trong các hoạt động nhập khẩu các máy móc, các thiết bị, các phương tiện giao thông vận tải, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, các chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ các tàu biển đã qua sử dụng; các hoạt động lễ hội, du lịch và hoạt động khai thác khoáng sản.
- Các hành vi vi phạm về việc phòng, chống, khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoái cũng như các sự cố môi trường.
- Các hành vi vi phạm về đa dạng sinh học.
- Các hành vi cản trở hoạt động quản lý của nhà nước, của cơ quan thanh tra, kiểm tra, của việc xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về hình thức xử phạt tiếng ồn
Các hình thức xử phạt trong lĩnh vực môi trường là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm mà sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt tương ứng. Những hình phạt có thể được áp dụng bao gồm:
Thứ nhất, hình thức phạt chính
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền: Mức tối đa đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng và đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.
Thứ hai, hình thức phạt bổ sung
- Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp;…
- Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm.
Thứ ba, biện pháp khắc phục hậu quả
- Buộc khôi phục lại tình trạng.
- Buộc tháo dỡ hoặc di dời cây trồng, công trình, phần công trình xây dựng trái.
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm.
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
- Buộc tiêu hủy.
- Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.
- Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm.
- Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, phát sáng, phát nhiệt,…
- Buộc xây lắp công trình bảo vệ môi trường; buộc vận hành đúng quy trình công trình bảo vệ môi trường.
- Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm.
- Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định.
- Buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
Dịch vụ tư vấn xử phạt trong lĩnh vực môi trường gồm nội dung gì?
Chúng tôi thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý về xử phạt trong lĩnh vực môi trường gồm các nội dung như:
- Tư vấn các hành vi vi phạm bị xử lý.
- Tư vấn các hinh thức xử phạt có thể bị áp dụng, gồm hình thức phạt chính, phạt bổ sung và khắc phục hậu quả.
- Tư vấn các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm.
- Tư vấn các quy định mà khách hàng cần đáp ứng để đảm bảo môi trường, hạn chế bị xử phạt do không đáp ứng điều luật định.