Tình hình kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay
Mục lục
Trong bối cảnh tình hình cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều đang chống chọi với dịch bệnh covid 19. Việc Chính phủ kiểm soát tốt lạm phát được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu để đảm bảo đời sống của người dân. Bài viết hôm nay chúng tôi đưa đến các bạn cái nhìn tổng quan về tình hình kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
1. Tình hình lạm phát ở Việt Nam
Trong cuộc họp của Chính Phủ chiều 16/12 tại Hà Nội, ông Nguyễn Anh Tuấn phát biểu:
“Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 9 tăng 2,06%; CPI bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%, CPI tháng 10/2021 ước giảm 0,1%-0,15%; bình quân 10 tháng ước tăng 1,81%-1,83% so cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản 10 tháng ước tăng 0,82%-0,86%.
Vào năm 2021 chứng kiến mức tăng kỷ lục của giá xăng cũng như giá ga trong tình trạng dịch bệnh làm cho việc kiểm soát lạm phát gặp nhiều khó khăn.
Một số nguyên nhân gây áp lực lên mặt bằng giá, như: Một số mặt hàng thiết yếu có biến động tăng giá do ảnh hưởng từ chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển logistic tăng như thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng; giá mặt hàng xăng dầu, LPG trong nước tăng do tác động từ giá thế giới tăng mạnh khi nhu cầu chung trên thế giới tăng…”
Theo như những gì mà Thứ trưởng Bộ tài chính Nguyễn Anh Tuấn phát biểu thì mức lạm phát ở Việt Nam tuy trong tình hình dịch bệnh nhưng vẫn giữ ở mức rất khả quan. Tuy nhiên cũng trong bài phát biểu của mình thì mức lạm phát sẽ tăng trong năm 2022.
2. Những biện pháp kiểm soát lạm phát trong năm 2022
– Chính phủ và các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam. Cần có cái nhìn lâu dài và kịp thời để nhận ra hàng hóa nào có thể thiếu hụt trong thời gian tới để có thể đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng.
– Các cơ quan, bộ ngành tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá của các mặt hàng thiết yếu như ga, xăng dầu, gạo,…có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào các dịp lễ, Tết để hạn chế tăng giá. Đối với mặt hàng xăng dầu Chính phủ giao trách nhiệm cho Bộ Công thương và Bộ tài chính theo dõi sát sao tình hình giá cả trên thế giới để có những định hướng phù hợp giúp bình ổn giá , đảm bảo lưu thông, đảm bảo nguồn cung ứng thiết yếu. Báo ngay với Chính phủ khi có chuyển biến xấu, không để xảy ra tình trạng tăng giá ảo.
– Đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý nên tận dụng điều chỉnh giá để bình ổn giá thị trường và tránh lạm phát.
– Giá cả nguyên liệu Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào giá vàng thế giới vì vậy bắt buộc chúng ta phải phát triển các mối quan hệ ngoại giao để có nguồn nguyên liệu với giá rẻ, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, đảm bảo nguồn cung đầu vào, ổn định giá và tránh lạm phát.
– Chú trọng phát triển cải tạo cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập giảm áp lực lên người dân.