Vi phạm bản quyền thương hiệu có bị phạt tù không?
Mục lục
Trong thời đại kinh tế thị trường, thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của một doanh nghiệp. Thương hiệu giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường, thu hút khách hàng và tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc vi phạm bản quyền thương hiệu đang ngày càng gia tăng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả doanh nghiệp sở hữu thương hiệu và nền kinh tế nói chung. Vậy vi phạm bản quyền thương hiệu có bị phạt tù không? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.
1. Thế nào là hành vi vi phạm bản quyền thương hiệu?
Theo khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 quy định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là những hành vi sau đây được thực hiện nhưng không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu:
– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Vi phạm bản quyền thương hiệu có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:
- Khi nhãn hiệu bị sử dụng trái phép, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ không nhận được khoản thu nhập hợp pháp từ nhãn hiệu của họ.
- Việc sử dụng nhãn hiệu trái phép có thể làm ảnh hưởng đến danh tiếng của thương hiệu, khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào thương hiệu.
- Người tiêu dùng có thể mua phải sản phẩm giả mạo, nhái nhãn hiệu, chất lượng không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi của họ.
- Vi phạm bản quyền thương hiệu là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Vi phạm bản quyền thương hiệu có bị phạt tù không?
Vi phạm bản quyền thương hiệu có thể bị xử phạt tù tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Căn cứ Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm a điểm b khoản 53 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định mức xử phạt tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:
1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, các quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
2.1. Đối với cá nhân
- Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
2.2. Đối với pháp nhân thương mại
- Bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm.
- Có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.
Tham khảo: [Giải đáp] Các bước xử lý khi bị vi phạm bản quyền
3. Văn phòng luật sư tố tụng
Nếu bạn đang gặp phải những rắc rối pháp lý, hãy liên hệ tới Văn phòng luật sư tố tụng. Chúng tôi với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ hô trợ bạn.
Tại Văn phòng luật sư tố tụng, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hiểu rõ vấn đề pháp lý mà bạn đang gặp phải. Với kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm, đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những tư vấn pháp lý chuyên nghiệp và toàn diện.
Chúng tôi không chỉ giúp bạn hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của mình, mà còn xây dựng chiến lược pháp lý hiệu quả để bảo vệ lợi ích của bạn. Với những kỹ năng thương lượng và đàm phán tài giỏi, các luật sư của chúng tôi sẽ nỗ lực vượt qua những thách thức pháp lý và đạt được kết quả tối ưu cho bạn.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ, tư vấn và giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình pháp lý.