Vụ cướp ngân hàng Vietcombank tại Hải Phòng
Mục lục
Đối tượng tên Nam đã dùng súng uy hiếp, khống chế giao dịch viên và cướp số tiền khoảng 3 tỷ đồng tại phòng giao dịch Ngân hàng Vietcombank tại Hải Phòng. Sự việc gây hoang mang trong dư luận rất lớn. đặc biệt sau khi gây án đối tượng Nam còn dùng tiền để mua xe và cho bạn gái mua sắm. Hôm nay, cùng chúng tôi phân tích những vấn đề pháp lý xung quanh vụ cướp ngân hàng Vietcombank tại Hải Phòng.
1. Tóm tắt vụ án cướp ngân hàng tại Hải Phòng
Theo công an, khoảng 15h20 ngày 7/1, nghi phạm vào phòng giao dịch rồi dùng vật nghi là súng uy hiếp, khống chế nhân viên để khoảng 3 tỷ đồng. Sau đó, tên này lấy xe máy của nhân viên bảo vệ rồi bỏ trốn.
Ngày 9/1, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng cho biết đã phối hợp với các trinh sát thuộc Phòng trọng án Cục Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Vĩnh Phúc và Công an tỉnh Thái Nguyên bắt giữ nghi phạm Nguyễn Văn Nam (24 tuổi, trú tại huyện Cát Hải, TP Hải Phòng).
Đáng chú ý nghi phạm đã liều lĩnh di chuyển lên Hà Nội mua chiếc xe mô tô phân khối lớn nhãn hiệu Kawasaki ZX 10R 1.000cm3 đời 2021 được mệnh danh là “thần sấm” với giá hơn 700 triệu đồng để làm phương tiện chạy trốn.
Trên đường tẩu thoát, đối tượng còn cho bạn gái tên Thủy số tiền 1,3 tỷ.
Thủy đã vào nội thành Hải Phòng mua một điện thoại iPhone 13 Pro max với giá 30,9 triệu đồng, 1 máy tính Macbook Air với giá 20,5 triệu đồng, mua 1 vòng đeo tay bằng vàng trắng, 1 nhẫn vàng trắng đính kim cương hết 28 triệu đồng và gửi vào tài khoản cá nhân 20 triệu đồng. Còn hơn 1,2 tỷ đồng, Thủy đem gửi cho bạn mình là Bùi Minh Anh.
Đến ngày 9-1, các lực lượng tham gia phá án đã bắt giữ Nguyễn Văn Nam khi Nam đang lẩn trốn tại Thái Nguyên. Tuy nhiên, sau khi biết được thông tin Nam chính là nghi phạm gây ra vụ cướp, Thủy đã không đến cơ quan công an trình báo và nộp lại số tiền mà Nam đưa cho.
2. Những vấn đề pháp lý xung quanh vụ án cướp ngân hàng
2.1. Hành vi cướp ngân hàng
Hành vi dùng súng đe dọa nhân viên ngân hàng để cướp tiền có thể cấu thành tội Cướp tài sản theo Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, Trường hợp có căn cứ cho thấy, đối tượng sử dụng súng thật khiến cán bộ, nhân viên ngân hàng sợ hãi, tê liệt ý chí kháng cự dẫn đến bị chiếm đoạt số tiền 3 tỷ đồng thì hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm:
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”
2.2. Xử lý chiếc xe mà đối tượng mua để chạy trốn
Số tiền mua mô tô được xác định là tiền cướp ngân hàng, vật do tiền phạm tội mà có được coi là tang vật nên
Số tiền mua mô tô được xác định là tiền cướp ngân hàng, vật do tiền phạm tội mà có được coi là tang vật nên cơ quan tiến hành tố tụng cũng tiến hành thu giữ, niêm phong, bảo quản dưới dạng vật chứng của vụ án hình sự.
2.3. Xác định trách nhiệm pháp lý của đối tượng Thủy
Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trần Thị Thu Thủy (22 tuổi, trú tại huyện Cát Hải, TP Hải Phòng) để điều tra về hành vi “che giấu tội phạm”.
Trong trường hợp này Thủy biết Nam là kẻ cướp ngân hàng và số tiền Nam đưa cho Thủy là số tiền do phạm tội mà có nhưng vẫn không trình báo mà tiếp tục che dấu số tiền mà Nam đã cho mình. Hành vi này cấu thành tội che giấu tội phạm theo quy định tại Điều 389 Bộ Luật hình sự 2015:
“Theo quy định tại Khoản 1 Điều 389 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng.
Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”