Xử lý việc cung cấp, chia sẻ những thông tin sai sự thật, giả mạo
Mục lục
Thời gian gần đây có rất nhiều các cá nhân, tổ chức cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật, giả mạo gây hoang mang dư luận xã hội. Với trường hợp này, pháp luật đã có quy định để xử lý. Qua bài viết này, Văn phòng luật sư tố tụng sẽ cung cấp cho Quý khách thông tin về xử lý hành vi này như sau.
1. Thế nào là chia sẻ thông tin sai sự thật?
Thông tin giả mạo là một loại báo chí hoặc tuyên truyền bao gồm các thông tin cố ý sai sự thật, trò lừa bịp lan truyền qua phương tiện truyền thông tin tức hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến.
Trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, nhất là internet và mạng xã hội. Điều này đã tạo nên những giá trị cực, làm thay đổi cách tiếp cận thông tin, làm khoảng các, không gian và sự giao tiếp, cảm xúc, trạng thái của bản thân trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, điều này cũng làm những thông tin sai sự thật, những thông tin giả mạo được lan truyền trong cộng đồng với tốc độ nhanh chóng. Tuỳ theo từng nội dung, tính chất và mức độ, những thông tin sai sự thật sẽ gây hậu quả đến các mặt của đời sống xã hội với mỗi cá nhân hoặc tập thể.
Xem thêm: Bị đăng tải thông tin sai sự thật lên facebook cần xử lý như thế nào?
2. Xử lý hành chính
Căn cứ theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, Chính phủ đã ban hành các mức xử phạt tương ứng với từng nhóm hành vi vi phạm thông tin trên mạng sau đây:
– Hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm, uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân hoặc của các trang tin điện tử sẽ bị phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng ( Căn cứ điểm a, khoản 3, Điều 99);
– Hành vi chủ động, lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân, chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin sai sự thật, bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng (điểm a, khoản 3, Điều 100);
– Hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyện tạc, vu khống xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân (điểm a, khoản 1, Điều 101); cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt gây hoan mang trong nhân dân (điểm d, khoản 1, Điều 101) sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
– Hành vi giả mạo các tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sau sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (điểm n, khoản 3, Điều 102) sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
3. Xử lý hình sự
Căn cứ theo Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, tuỳ từng hành vi vi phạm sẽ có mức xử lý khác nhau, cụ thể:
– Hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân với mục đích nhằm chống phá Nhà nước, có thể bị xử lý về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
– Hành vi sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử bại đặt được lan truyền những điều biết rõ là thông tin sai sự thật, nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khách có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015. Khung hình phạt cao nhất đối với người phạm tội này có thể lên đến 07 năm tù và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng; đồng thời cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hơn nữa, người bị phạm tội có thể bị xử phạt từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 năm đến 03 năm và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra nếu có hành vi đưa lên mạng máy tính, viễn thông những thông tin trái với quy định để thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây nên dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì có thể xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Xem thêm: Nhận diện và kiểm soát thông tin sai lệch trên internet
4. Dịch vụ tư vấn pháp lý tại Văn phòng luật sư tố tụng
Với kinh nghiệm trên 12 năm kinh nghiệm tư vấn những vụ việc pháp lý trên khắp cả nước, Văn phòng luật sư tố tụng sẽ mang đến cho Quý khách những dịch vụ pháp lý uy tín và chất lượng.
Trên đây là thông tin về xử phạt hành vi lan truyền thông tin sai sự thật. Hãy theo dõi trang web của chúng tôi để có thêm những thông tin hữu ích khác. Mọi thắc mắc hãy liên hệ số Hotline hoặc để lại thông tin ở form dưới đây để nhận tư vấn sớm nhất.