Mức xử phạt giao thông theo quy định của pháp luật
Mục lục
Việc chấp hành đúng quy định khi tham gia giao thông đang là một vấn đề nan giải đối với các công dân. Việc nắm rõ quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và mức xử phạt hành chính là vô cùng quan trọng. Qua bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mức xử phạt giao thông theo quy định của pháp luật là như thế nào.
Mức xử phạt giao thông cho người tham gia giao thông không có bằng lái xe
Mặc dù mức xử phạt đối với người tham gia giao thông không có giấy phép lái xe không mới, tuy nhiên nhiều người sẽ vô tình không nhớ mức phạt này được quy định như thế nào.
Theo Nghị định 100/2019 quy định về mức xử phạt đối với người điều khiển phương tiện mà không mang theo hoặc không có giấy phép lái xe:
Cụ thể , đối với xe mô tô gắn máy, trường hợp quên không mang giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 100 – 200 ngàn đồng (trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia).
Trường hợp không có giấy phép lái xe, phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi dưới 175 cm³.
Riêng đối với xe ô tô, trường hợp quên không mang giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền từ 200 – 400 ngàn đồng (trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia). Trường hợp không có giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng.
Lưu ý, mức phạt trên áp dụng đối với người điều khiển phương tiện vi phạm. Trường hợp người điều khiển không phải chủ phương tiện sẽ được quy định tại Điều 30 Nghị định 100.
Cụ thể, Cảnh sát giao thông có thể phạt cả chủ phương tiện về hành vi “Giao xe hoặc để cho người không có giấy phép lái xe phù hợp điều khiển xe tham gia giao thông” với mức phạt tiền từ 800 – 2.000 ngàn đồng đối với cá nhân, từ 1,6 – 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô.
Phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8 – 12 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe giao xe cho người không có giấy phép lái xe.
Mức xử phạt giao thông đối với người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm
Theo quy định tại khoản 3 điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, người ngồi trên xe máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” bị phạt tiền từ 200.000.
Tuy nhiên, Nghị định này loại trừ xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm trong những trường hợp sau:
- Chở người bệnh đi cấp cứu;
- Chở trẻ em dưới 06 tuổi;
- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Người điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện sẽ bị xử phạt nếu:
- Bản thân không đội mũ bảo hiểm;
- Chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm.
Người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện sẽ bị xử phạt khi bản thân họ không đội mũ bảo hiểm.
Theo quy định này, nếu người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm thì cả người ngồi sau và người cầm lái đều bị phạt. Như vậy, sẽ xảy ra 01 tình huống thú vị, đó là nếu chỉ có 01 mũ bảo hiểm thì nên để cho người ngồi sau đội. Lúc này, Cảnh sát giao thông chỉ xử phạt người ngồi trước lỗi không đội mũ bảo hiểm mà thôi.
Mức xử phạt giao thông đối với người vượt đèn đỏ
Theo đó, khi Nghị định trên có hiệu lực từ những ngày đầu tiên của năm 2020 – 01/01/2020, mức phạt đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông hiện nay đã tăng mạnh so với quy định trước đây tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP:
- Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 5). Trong khi trước đây, nếu vượt đèn đỏ, đèn vàng khi tham gia giao thông chỉ bị phạt từ 1,2 – 02 triệu đồng;
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện: Phạt tiền từ 600.000 đồng – 01 triệu đồng (điểm e khoản 4 Điều 6). Trước đây, hành vi này chỉ bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng.
- Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng (điểm đ khoản 5 Điều 7). Trước đây, với hành vi này, người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng;
Đồng thời, người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng, trước đây không bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.