Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu.
Xã hội phát triển tài sản là tiền đề của những mâu thuẫn về kinh tế và con người. Do đó, mỗi chúng ta cần phải có cách bảo vệ quyền sở hữu tài sản của mình bằng các phương thức và biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật.
Bảo vệ quyền sở hữu thực chất đó là biện pháp tác động bằng pháp luật để đảm bảo con người là chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chính mình. Tuy nhiên, phạm vi của việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt có sự khác nhau, vì để đảm bảo sự dung hòa lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ tài sản. Ở đó nhiều mối quan hệ khá phức tạp.
Ví dụ: Trong quan hệ thế chấp, giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp hay các biện pháp bảo đảm khác lúc này quan hệ về chiếm hữu, định đoạt đã thay đổi khá nhiều. Nhưng một điều mà pháp luật luôn bảo vệ đó là người có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu phải chịu những hậu quả pháp lí nhất định, tùy vào từng hành vi cụ thể. Ở nước ta nhà nước sử dụng nhiều ngành luật khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu. Ở mỗi ngành luật, bảo vệ quyền sở hữu đều có những phương pháp, cách thức phù hợp cụ thể như sau:
- Biện pháp hành chính: Đây là biện pháp nhằm hướng đến quản lý và bảo vệ tài sản của Nhà nước, quy định các biện pháp mang tính chất bảo vệ tài sản công. Thông thường chủ thể thực hiện quyền bảo vệ này chính là các cơ quan Nhà nước hoặc Toà án cũng sử dụng các biện pháp hành chính nhằm bảo vệ quyền sở hữu.
- Biện pháp hình sự: Đúng như tên gọi ngành luật này bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể thông qua các mức hình phạt tương ứng với hành vi mà đối tượng đã phạm phải. Trong Bộ luật Hình sự 2015 các tội xâm phạm quyền sở hữu tại chương XVI từ điều 158 đến điều 180, trong đó chia làm 2 nhóm chính: các tội xâm phạm quyền sở hữu của công dân và tội xâm phạm quyền sở hữu của Nhà nước. Về xâm phạm quyền sở hữu Nhà nước có quy định ít hơn so với sở hữu công dân. Tùy từng tính chất của vụ việc mà có các biện pháp xử lý khác nhau.
- Biện pháp dân sự: Đây là biện pháp khá đặc thù so với hai biện pháp đã nêu trên. Theo đó, các chủ thể muốn bảo vệ quyền sở hữu của mình thì thông qua việc khởi kiện trước Tòa án để đòi lại tài sản của mình đang bị người khác chiếm giữ bất hợp pháp, hoặc chủ sở hữu có thể đòi người khác phải bồi thường những thiệt hại về tài sản …
Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định các vấn đề bảo vệ quyền sở hữu tại Mục 2 Chương XI. Ngoài ra, quy định về bảo vệ quyền sở hữu còn quy định tại một số điều luật, luật chuyên ngành, một số văn bản có liên quan khác.