Đánh nhau gây thương tích bị phạt như thế nào?
Mục lục
Đánh nhau gây thương tích bị phạt như thế nào? Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tỷ lệ tổn thương cơ thể có hay không? Và nếu có tỷ lệ tổn thương cơ thể thì là bao nhiêu phần trăm? Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Đánh nhau gây thương tích bị phạt hành chính
Những người đánh nhau gây thương tích tỷ lệ thương tật dưới 11%, thuộc vào những trường hợp dưới đây thì có thể bị xử phạt hành chính về hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Vì lẽ đó hành vi đánh nhau không gây thương tích hoặc thương tích dưới mức quy định sẽ được coi là gây rối trật tự công cộng:
- Phạt từ 1 triệu – 2 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
- Phạt từ 2 triệu – 3 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Phạt tiền từ 3 triệu – 5 triệu đối với các hành vi tại điểm a, b khoản 4 Điều 7, bao gồm:
- Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
- Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác.
Ngoài quy định phạt tiền như trên thì hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng còn buộc phải bồi thường thiệt hại nếu có gây ra thiệt hại theo quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015 tại Điều 584.
Quy tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585, tuy nhiên thực tế nếu cả hai bên có thể thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại.
2. Trách nhiệm hình sự của hành vi đánh nhau gây thương tích bị phạt như thế nào?
Những trường hợp gây thương tích dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp quy định tại điều 318 BLHS 2015 thì bị truy tố tội Gây rối trật tự công cộng.
Điều 318 Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Những hành vi thuộc khung hình phạt tăng nặng:
- Phạm tội có tổ chức;
- Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
- Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
- Xúi giục người khác gây rối;
- Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
- Tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội đánh nhau gây gối trật tự công cộng có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm, phạt tù đến 07 năm.
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng có các tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tội phạm này có thể có những mức hình phạt như sau:
- Mức 1: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
- Mức 2: Bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm;
- Mức 3: Bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm khi bạn cô ý đánh người khác gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Mức 4: Bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm;
- Mức 5: Bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm;
- Mức 6: Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân; khi bạn thuộc một trong các trường hợp sau: Làm chết 02 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên.
Như vậy hành vi đánh người gây thương tích có thể bị phạt hành chính hoặc truy tố trách nhiệm hình sự theo hai điều luật là Điều 134 và Điều 318 Bộ luật Hình sự tùy vào những tình tiết cụ thể của vụ việc.
Khi có vụ việc về hành vi đánh nhau gây thương tích bạn cần báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để họ tiến hành thu thập chứng cứ và thực hiện thủ tục giám định để có căn cứ định tội theo quy định của pháp luật Hình sự.
Nếu có thắc mắc liên quan đến hành vi đánh nhau gây thương tích bạn hãy liên hệ với chúng tôi – Luật sư tố tụng theo số điện thoại 0794.80.8888 hoặc qua email: info@phan.vn. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn tất cả các tình huống pháp lý có thể xảy ra.