Luật sư Nguyễn Đức Hoàng giải đáp hợp đồng tặng cho phát sinh hiệu lực khi nào?
Mục lục
Kính chào Luật sư Nguyễn Đức Hoàng, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Gần đây, có người muốn tặng tôi một số tài sản của họ cho tôi. Nhưng tôi không hiểu rõ bản chất của hợp đồng tặng cho lắm, như hợp đồng tặng cho phát sinh hiệu lực khi nào, trách nhiệm của các bên như thế nào?…. Xin Luật sư Nguyễn Đức Hoàng có thể giải thích và gỡ rối những vướng mắc trên cho tôi. Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư.
Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi đến luật sư. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tư vấn như sau:
Hợp đồng tặng cho phát sinh hiệu lực khi nào?
Hợp đồng tặng cho được biết tới là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên tặng cho sẽ giao tài sản của bản thân và chuyển quyền sở hữu của bản thân cho bên được tặng cho mà không có bất kỳ yêu cầu đền bù nào, còn bên được tặng cho đồng ý nhận tài sản được tặng cho.
Theo quy định tại Điều 458 Bộ luật dân sự 2015, về thời điểm có hiệu lực hợp đồng tặng cho động sản như sau:
“1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 458 Bộ luật dân sự 2015, về thời điểm có hiệu lực hợp đồng tặng cho bất động sản như sau:
“2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”
Như vậy, về nguyên tắc, hợp đồng tặng cho sẽ có hiệu lực kể từ khi bên được tặng cho nhận tài sản, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Đối với những tài sản phải đăng ký thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Bản chất của hợp đồng tặng cho được hiểu như thế nào?
Hợp đồng tặng cho được biết tới là hợp đồng không có đền bù. Được thể hiện ở việc bên tặng cho sẽ giao tài sản của bản thân và chuyển quyền sở hữu của bản thân cho bên được tặng cho mà không có bất kỳ yêu cầu đền bù nào; còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại bên tặng cho bất kì lợi ích nào.
Khi bên được tặng cho nhận tài sản thì quyền của các bên mới phát sinh. Do vậy, mọi thỏa thuận giữa các bên sẽ chưa có hiệu lực khi chưa thực hiện việc chuyển giao tài sản.
Lưu ý: Hình thức của hợp đồng tặng cho sẽ phụ thuộc vào đối tượng được tặng cho. Nếu đối tượng của hợp đồng là động sản thì hợp đồng tặng cho có thể bằng hình thức miệng hoặc văn bản. Nhưng nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc là bất động sản thì hình thức của hợp đồng tặng cho phải bằng văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký.
Luật sư Hoàng là một trong những luật sư hàng đầu hiện tại, với kinh nghiệm và kiến thức của mình, ông đã, đang và luôn là người bạn đồng hành của rất nhiều cá nhân, tổ chức; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề này, bạn có thể trực tiếp trao đổi với Luật sư Hoàng thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
- Phone : 0794.80.8888
- Email : hoang.nguyen@phan.vn
Ngoài ra, bạn có thể gặp trực tiếp Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam:
- Địa chỉ: 224-226 Nguyễn Phúc Nguyên, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 8 giờ – 17 giờ 30