Người phạm tội được hưởng án treo khi nào?
Một trong những chính sách nhân đạo của Bộ luật hình sự Việt Nam là cho người phạm tội được hưởng án treo. Chính sách này có tác dụng khuyến khích người bị kết án tự tu dưỡng và lao động tại cộng đồng với sự giúp đỡ tích cực của gia đình, xã hội.
Án treo được áp dụng đối với người bị phạt không quá không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách. Người phạm tội chỉ được hưởng án treo nếu họ đang chấp hành hình phạt tù, nếu người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt tù thì Tòa án không được cho hướng án treo nữa vì như vậy ý nghĩa của án treo không còn nữa.
Điều kiện để được hưởng án treo theo Điều 65 BLHS 2015 bao gồm:
Thứ nhất, người phạm tội bị phạt tù tối đa không quá ba năm. Trường hợp người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà hình phạt chung không vượt quá 3 năm tù thì cũng thuộc diện được xem xét cho hưởng án treo.
Chẳng hạn, ông A bị xét xử cùng một lần về 2 tội danh với mức hình phạt như sau: phạt tù 6 tháng tù giam về tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS 2015; phạt tù từ 06 tháng tù giam tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS 2015, tổng hợp hình phạt của ông A là 12 tháng (1 năm) tù giam. Do đó, ông A vẫn được xem xét cho hưởng án treo.
Thứ hai, để được hưởng án treo thì người phạm tội phải có nhân thân tốt.
Hiện nay chưa có nghị quyết hướng dẫn về việc áp dụng án treo theo quy định BLHS 2015. Tuy nhiên, dựa vào quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP thì “có nhân thân tốt” tức là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.
Thứ ba, người phạm tội phải có các tình tiết giảm nhẹ ( ví dụ: phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; trong tình thế cấp thiết; người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại;…). Đây là một căn cứ quan trọng để Tòa án cân nhắc có cho người bị kết án hưởng án treo hay không. Nếu người phạm tội không có tình tiết giảm nhẹ nào hoặc tình tiết giảm nhẹ đó không có ý nghĩa đáng kể thì không thể cho người bị kết án được hưởng án treo.
Thứ tư, người phạm tội có căn cứ chứng minh không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù. Tức là họ sống trong một môi trường giáo dục tốt ( gia đình, xã hội) mà có thể giúp họ tránh xa những cạm bẫy, có khả năng hoàn lương, không có nguy cơ tái phạm.
Án treo là một chính sách nhân đạo của Nhà nước. Nếu xét thấy việc buộc người phạm tội chấp hành hình phạt tù là không cần thiết, mà cho họ hưởng án treo vẫn đạt được yêu cầu của việc phòng và chống tội phạm thì cho người bị kết án hưởng án treo.