Tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản được xử lý như thế nào?
Tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản là hành vi nhằm bắt người khác làm con tin, buộc họ phải giao nộp cho mình một tài sản hoặc số tiền tương đương thì mới được thả. Trong xã hội, vẫn xảy ra các tội này thường xuyên, đe dọa đến cuộc sống của người dân.
Pháp luật ra đời nhằm bảo vệ công lí, lẽ phải, con người. Ngay từ quy định của Hiến pháp đã bảo vệ con người, từ quyền sống, quyền tự do đi lại…Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là vi phạm quyền con người. Tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 169 BLHS 2015 “1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Theo đó, nhà làm luật không quy định cụ thể thế nào là hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mà chỉ quy định hình phạt từ 02 năm đến 07 năm, tùy thuộc vào nhân thân của bị cáo mà Tòa án có thể giảm nhẹ hoặc tăng nặng hình phạt trong khung mà trong phạm vi điều luật quy định. Một số tình tiết giảm nhẹ tội của bị cáo là bị cáo chưa từng phạm tội, có nhiều hoạt động xã hội tích cực, thành khẩn khai báo….từ đó được giảm án.
Tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản là tội mà khi thực hiện hành động mới phạm phải, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta đi sâu vào mặt khách quan của tội này:
- Hành vi khách quan bắt cóc, có thể là đang chuẩn bị bắt, hoặc đang giữ nạn nhân tại một nơi nào đó để chuẩn bị trao đổi. Khi thực hiện hành vi bắt cóc các đối tượng thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau như là dụ dỗ lôi kéo, sử dụng vũ lực buộc nạn nhân phải tuân theo lệnh của mình hoặc đe dọa sử dụng vũ lưc, cưỡng bức nạn nhân, tạo tâm lí bất ổn cho nạn nhân, yêu cầu người nhà nạn nhân phải giao nộp một khoản tiền hoặc tài sản. Hành vi bắt cóc ở đây là hành vi bắt người trái phép, vì theo luật định không ai bị bắt khi chưa có quyết định của Toà án, cơ quan điều tra, VKS.
- Hậu quả của tội này là sức khỏe, tính mạng, … của nạn nhân bị đe dọa. Tài sản có thể bị mất. Tội này không phải là cấu thành vật chất cho nên không cần có hậu quả mới cấu thành tội. Ở đây hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội nhưng là căn cứ để quyết định hình phạt.
Bắt cóc là hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược lại với luật pháp và đạo đức của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản được quy định trong BLHS có ý nghĩa giáo dục về tư tưởng, đạo đức, nhân cách con người, nhằm hướng đến cải thiện, xoá bỏ điều ác. Ngoài ra, đó còn là sự tiến bộ, thúc đẩy thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế và khu vực của Đảng và nhà nước ta.
LUẬT SƯ PHAN LAW VIETNAM
Không ngại kiện tụng – Hết lòng vì thân chủ!