Xử phạt flycam vi phạm theo quy định pháp luật
Mục lục
Việc sử dụng Flycam (thiết bị bay tích hợp quay phim, chụp ảnh) hiện nay đã trở thành một trào lưu phổ biến. Ở nhiều địa phương có nhiều người đã sử dụng flycam, xem đây là một cách vui chơi, giải trí, ghi lại những bức ảnh từ góc máy trên cao. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích thiết thực do Flycam mang lại thì tại một số địa phương xuất hiện ngày càng nhiều các vật thể bay không người lái xâm phạm vùng cấm bay, khu vực quốc phòng – an ninh, khu vực cấm quay phim, … gây ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, an toàn xã hội. Việc xử phạt flycam vi phạm quy định pháp luật hiện nay như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng chúng tôi qua bài viết sau đây nhé.
Quy định pháp luật về việc sử dụng Flycam
Flycam là thiết bị bay không người lái để ghi hình từ trên cao thường hay được nhiều người sử dụng để ghi lại những hình ảnh từ trên cao với nhiều mục đích khác nhau. Bên cạnh những lợi ích thiết thực do Flycam mang lại, thì hiện tại nhiều người lại sử dụng không đúng gây ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, vi phạm quy định pháp luật.
Việc quản lý flycam được thực hiện theo Nghị định 36/2008//NĐ-CP, ngày 28/3/2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ và được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 79/2011/NĐ-CP, ngày 05/9/2011 của Chính phủ. Thẩm quyền cấp phép, từ chối, đình chỉ hoạt động bay do Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chính trong việc cấp phép và sử dụng thiết bị bay không người lái này.
Cụ thể, Khoản 1 Điều 3 Nghị định 36/2008/NĐ-CP ngày 28-3-2008 của Chính phủ (về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ) đã định nghĩa: “Tàu bay không người lái là thiết bị bay mà việc điều khiển, duy trì hoạt động của chuyến bay không cần có sự tham gia điều khiển trực tiếp của phi công, tổ lái trên thiết bị bay đó”.
Vì vậy, việc sử dụng flycam cũng cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, trong đó có làm thủ tục xin phép bay trước khi tổ chức các hoạt động bay. Khi cá nhân, tổ chức có dự định cất cánh flycam của mình thì cần phải xin cấp phép tại Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu trước ít nhất 7 ngày làm việc theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định 36/2008/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 79/2011/NĐ-CP ngày 5-9-2011). Hồ sơ xin cấp phép gồm: đơn đề nghị cấp phép bay bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu; giấy phép hoặc giấy ủy quyền hợp pháp cho phép tàu bay, phương tiện bay thực hiện cất cánh, hạ cánh tại sân bay, khu vực trên mặt đất, mặt nước; và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến tàu bay, phương tiện bay.
Đơn đề nghị gồm các nội dung: tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân sử dụng flycam; đặc điểm nhận dạng của flycam (bao gồm cả phụ lục có ảnh chụp, thuyết minh tính năng kỹ thuật); khu vực được tổ chức hoạt động bay, hướng bay, vệt bay; mục đích, thời hạn, thời gian được tổ chức bay… Khu vực không được phép bay bao gồm: khu vực có căn cứ quân sự, có các cơ sở quốc phòng, các địa phận có diễn tập hoặc các hoạt động quân sự; tất cả các khu vực ga xe lửa, các sân bay, hải cảng; khu vực biên giới quốc gia; các khu vực có cơ quan Chính phủ.
Điều 9 Nghị định 36/2008/NĐ-CP nghiêm cấm các hành vi: tổ chức hoạt động bay khi chưa có phép bay; tổ chức hoạt động bay không đúng khu vực, điều kiện, giới hạn quy định; vi phạm các quy định về quản lý lãnh thổ, biên giới quốc gia; lắp các thiết bị và thực hiện việc quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không được phép.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về mức xử phạt tốc độ hiện nay
Xử phạt flycam vi phạm quy định pháp luật
Pháp luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm có thể phải chịu phạt như sau:
- Tổ chức hoạt động bay khi chưa có phép;
- Tổ chức hoạt động bay không đúng khu vực, quy định, giới hạn cho phép. Vi phạm các quy định về quản lý lãnh thổ, biên giới quốc gia;
- Mang chở các chất phóng xạ, chất cháy nổ trên flycam;
- Phóng, bắn, thả các chất gây hại từ flycam hoặc các chất có thể có nguy cơ gây hại;
- Treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn tuyên truyền ngoài quy định cấp phép bay;
- Không chấp hành các hiệu lệnh của cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay.
Trường hợp các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trên thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, thu hồi giấy phép và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 21 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về vi phạm hoạt động bay:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thả thiết bị, vật dụng và các vật thể khác từ tàu bay vào không trung ảnh hưởng đến hoạt động bay.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện chuyến bay không đúng với phép bay đã được cấp.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện chuyến bay mà không có phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp.