Cố ý gây thương tích bị hại rút đơn có phải đi tù không?
Liệu việc bị hại rút đơn có đồng nghĩa với việc người gây án sẽ được “trắng án” trong vụ án cố ý gây thương tích? “Cố ý gây thương tích bị hại rút đơn có phải đi tù không?” Bài viết này sẽ phân tích các khía cạnh pháp lý liên quan để bạn có cái nhìn toàn diện.
1. Những trường hợp khởi tố hình sự theo yêu cầu của bị hại
Căn cứ khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại:
Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Như vậy, chỉ được khởi tố vụ án hình sự trong các tội sau khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết:
[1] Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017);
[2] Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Quy định tại khoản 1 Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015);
[3] Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015);
[4] Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm đ khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017);
[5] Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Quy định tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm đ khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017);
[6] Tội hiếp dâm (Quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017);
[7] Tội cưỡng dâm (Quy định tại khoản 1 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015);
[8] Tội làm nhục người khác (Quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015);
[9] Tội vu khống (Quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015).


Xem thêm: Hành vi cố ý gây thương tích cho trẻ em có bị phạt tù không?
2. Cố ý gây thương tích bị hại rút đơn có phải đi tù không?
Căn cứ khoản 2 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại:
Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Theo đó người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố người có hành vi cố ý gây thương tích theo khoản 1 ở các tội nêu ở khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, thì vụ án hình sự phải được đình chỉ và người phạm tội không phải đi tù.
Tuy nhiên, nếu có căn cứ xác định rằng việc rút đơn của bị hại là do bị ép buộc, cưỡng bức hoặc trái với ý muốn thực sự của họ, thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng.
Xem thêm: Phân biệt tội cố ý gây thương tích và giết người
3. Mức phạt tù cao nhất cho tội cố ý gây thương tích là gì?
Căn cứ Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Theo đó, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có mức phạt cao nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.


4. Văn phòng luật sư tố tụng
Văn phòng luật sư tố tụng cung cấp dịch vụ pháp lý toàn diện trong nhiều lĩnh vực tố tụng, bao gồm:
- Tố tụng dân sự: giải quyết tranh chấp về hợp đồng, thừa kế, bồi thường thiệt hại…
- Tố tụng hình sự: bào chữa cho bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự.
- Tố tụng hành chính: khiếu kiện các quyết định hành chính trái pháp luật.
- Tố tụng kinh tế: giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
Chúng tôi hiểu rằng mỗi vụ án là một câu chuyện riêng biệt, mỗi khách hàng đều có những lo lắng và mong muốn khác nhau. Vì vậy, chúng tôi luôn lắng nghe, thấu hiểu và đặt lợi ích của Khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi cam kết làm việc tận tâm, trách nhiệm, bảo mật thông tin và luôn giữ liên lạc chặt chẽ với khách hàng trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp thông tin kịp thời, giúp bạn yên tâm và tin tưởng vào quá trình tố tụng.
Nếu bạn đang gặp vấn đề pháp lý và cần đến sự hỗ trợ của luật sư, đừng ngần ngại liên hệ với Văn phòng luật sư tố tụng của chúng tôi. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trên con đường bảo vệ công lý!