Hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản
Hiện nay, nhiều người vì thù oán cá nhân hoặc nhiều mục đích khác mà cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Người thực hiện hành vi này sẽ tác động vào tài sản bằng cách: đốt, nhổ, chặt, chém…làm cho tài sản bị giảm chức năng hoặc công dụng.
Hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi cố ý phá hoại, đập phá hoặc các hành vi khác có tính chất làm hư hỏng tài sản của người khác và làm cho tài sản đó bị hư hỏng, giảm giá trị sử dụng tuy nhiên có thể sửa chữa được, khôi phục lại một phần hay toàn bộ giá trị sử dụng.
Để hiểu hơn về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản, ta đi sâu vào phân tích trường hợp cụ thể như sau:
A và B đều là hai nhà sản xuất về thiết bị nội thất, do nảy sinh mâu thuẫn trong kinh doanh, ban đêm A đã đến đập phá máy móc trong xưởng sản xuất của B. Hậu quả là một số máy móc trong nhà xưởng đã bị hỏng, phải sửa chữa, tổng thiệt hại khoảng 40 triệu đồng. Trong trường hợp này hành vi A có được coi là hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của B hay không? A phải chịu trách nhiệm về vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hành vi của A được coi là cố ý làm hư hỏng tài sản của B vì A đã có mục đích đến xưởng của B để đập phá máy móc, và hậu quả là một số máy móc trong xưởng bị hư hỏng, phải sửa chữa. và trong trường hợp này hành vi của A đã vi phạm Khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015 và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không mà không phải xử lý hành chính vì xử lý hành chính chỉ áp dụng dụng đối với những hành vi chưa nghiêm trọng và chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 178 BLHS năm 2015.
Căn cứ vào hành vi A đã thực hiện là đến đập phá máy móc trong xưởng của B làm cho máy móc bị hư hỏng, mà thiệt hại gây ra là khoảng 40 triệu đồng. Theo đó căn cứ vào Khoản 1 Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015 thì A có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giảm giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Trách nhiệm đối với hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, sự phân biệt trách nhiệm này dựa trên tính chất và mức độ thiệt hại của hành vi gây ra. Đối với trường hợp hậu quả của hành vi đó chưa đáng kể, chưa đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý hành chính. Đối với các trường hợp vi phạm quy định Điều 178 Bộ luật hình sự thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đó.
Hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu hợp pháp của người khác, do đó Bộ luật hình sự đã quy định các mức xử lý đối với những hành vi vi phạm.