Ý nghĩa của thời hạn tạm giam trong pháp luật
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn được Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định. Người bị áp dụng biện pháp này sẽ bị cách li khỏi xã hội một thời hạn tạm giam nhất định, tùy từng tội mà họ phạm phải, do đó bản thân họ bị hạn chế một số quyền của công dân.
Thời hạn tạm giam để điều tra được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 173 của BLTTHS 2015 :
“Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.”
Thời hạn tạm giam đối với bị can trong giai đoạn điều tra có mục đích là ngăn chặn không để bị can tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội, ví dụ như bị can đang bị nghi là phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, bị công an phát hiện và yêu cầu tạm giam để tiếp tục điều tra làm rõ. Việc quy định thời hạn tạm giam, giúp cho cơ quan điều tra nhanh chóng xác định tội phạm đã thực hiên hành vi phạm tội. Và nhanh chóng thu thập chứng cứ liên quan đến vụ án, có thể thông qua lời khai, hành vi, cách sinh hoạt của bị can…bằng các biện pháp nghiệp vụ cơ quan điều tra tìm ra chứng cứ phục vụ cho công tác điều tra. Không phải mất nhiều thời gian triệu tập bị can đến. Có lúc khi phát hiện tình tiết mới các bộ điều tra có thể hỏi ngay lập tức.
Đối với trường hợp mà bị can chính là người đã thực hiện hành vi phạm tôi, ngoài ngăn chặn không cho bị can bỏ trốn còn có tác dụng răn đe các tội phạm cùng đường dây với bị can, gây tâm lí hoang mang cho những người phạm tội khác.