Luật sư Nguyễn Đức Hoàng giúp gỡ rối 2 khái niệm truy tố và khởi tố
Mục lục
Kính chào Luật sư Nguyễn Đức Hoàng, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi thường xuyên theo dõi các thông tin xét xử những vụ án hình sự nhưng vẫn chưa thể xác định rõ bản chất của hai khái niệm truy tố và khởi tố. Xin Luật sư Nguyễn Đức Hoàng có thể giải thích và gỡ rối hai khái niệm truy tố và khởi tố trong một vụ án hình sự. Rất mong sớm nhận phản hồi từ Luật sư.
Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi đến luật sư. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tư vấn như sau:
Gỡ rối 2 khái niệm truy tố và khởi tố theo quy định của pháp luật
Hai khái niệm truy tố và khởi tố có bản chất khác nhau, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về khái niệm khởi tố
Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về căn cứ để khởi tố như sau:
“Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 432 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về căn cứ để khởi tố pháp nhân như sau:
“Khi xác định có dấu hiệu tội phạm do pháp nhân thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại các điều 143, 153 và 154 của Bộ luật này”.
Thứ hai, về khái niệm truy tố
Theo quy định tại Điều 233 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về đề nghị truy tố như sau:
“Trong trường hợp đề nghị truy tố thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án; lý do và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng; những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án.
Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận điều tra.”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 239 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về thẩm quyền truy tố như sau:
“Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án”.
Như vậy, khởi tố là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên, được tiến hành để xác định có hay không có các dấu hiệu của tội phạm. Sau đó, ban hành quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự để tiến hành hoạt động điều tra. Truy tố là một giai đoạn của tố tụng hình sự được thực hiện bởi Viện kiểm sát nhằm đưa bị can ra trước toà án để xét xử hoặc ra những quyết định tố tụng khác – Là giai đoạn kết thúc quá trình điều tra bằng bản kết luận điều tra và là giai đoạn diễn ra trước khi quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Nhiệm vụ được thực hiện trong giai đoạn truy tố và khởi tố là gì?
Trong từng giai đoạn sẽ có những nhiệm vụ cần thực hiện khác nhau, cụ thể như sau:
Thứ nhất, trong giai đoạn khởi tố
Theo quy định tại Điều 161 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát giai đoạn khởi tố như sau:
“1. Khi thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự;.
b) Hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ và trái pháp luật;
c) Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án trên một cấp;
d) Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp do Bộ luật này quy định;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và đúng pháp luật;
b) Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.”
Thứ hai, trong giai đoạn truy tố
Theo quy định tại Điều 236 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố như sau:
“1. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.
2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong trường hợp cần thiết.
3. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung mà xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra.
4. Quyết định khởi tố, quyết định thay đổi, quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, bị can trong trường hợp phát hiện còn có hành vi phạm tội, người phạm tội khác trong vụ án chưa được khởi tố, điều tra.
5. Quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung.
6. Quyết định tách, nhập vụ án; chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
7. Quyết định gia hạn, không gia hạn thời hạn truy tố, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.
8. Quyết định truy tố.
9. Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; quyết định phục hồi vụ án, quyết định phục hồi vụ án đối với bị can.
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để quyết định việc truy tố theo quy định của Bộ luật này.”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 236 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố như sau:
“a) Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật;
b) Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để kiểm sát trong giai đoạn truy tố theo quy định của Bộ luật này.”
Luật sư Nguyễn Đức Hoàng là một trong những luật sư bào chữa hàng đầu hiện tại, với kinh nghiệm và kiến thức của mình, ông đã, đang và luôn là người bạn đồng hành của rất nhiều cá nhân, tổ chức; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ khi không may vướng vào các vụ án hình sự. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề này, bạn có thể trực tiếp trao đổi với Luật sư Hoàng thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
- Phone : 0794.80.8888
- Email : hoang.nguyen@phan.vn
Ngoài ra, bạn có thể gặp trực tiếp Luật sư Hoàng tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam:
- Địa chỉ: 224-226 Nguyễn Phúc Nguyên, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 8 giờ – 17 giờ 30