Thay đổi người tiến hành tố tụng hành chính
Mục lục
Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, việc thay đổi người tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo quá trình tố tụng diễn ra một cách công khai, minh bạch và đúng người đúng tội. Nó góp phần tạo nên sự khách quan cho bản án đúng người đúng tội theo quy định của pháp luật. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu việc thay đổi người tiến hành tố tụng hành chính.
1. Cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng hành hành chính
Cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hành chính bao gồm có Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Cơ quan tiến hành tố tụng địa diện cho nhà nước và pháp luật tham gia vào xét xử vụ án hành chính nhằm đảm bảo công bằng trong tố tụng.
Những người tiến hành tố tụng hành chính bao gồm có Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký tòa án, Viện trưởng viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Những chức danh này không có thẩm quyền mang tính độc lập mà thẩm quyền của họ nhằm thay mặt cho Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
Các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng hành chính chịu sự giám sát của nhân dân và trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Điều 22 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng hành chính và người tiến hành tố tụng hành chính. Theo quy định tại các Điều từ Điều 38 đến Điều 44 Luật tố tụng hành chính.
- Thẩm phán được phân công có nhiệm vụ, quyền hạn như: xử lý đơn khởi kiện; ra 1 trong các quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ; quyết định tiếp tục đưa vụ án ra giải quyết….
- Thư ký tòa án có nhiệm vụ; quyền hạn sau: Phổ biến nội quy phiên tòa; Ghi biên bản phiên tòa, biên bản phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng….
2. Thay đổi người tiến hành tố tụng
“Điều 14. Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính
1. Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành, tham gia tố tụng nếu có căn cứ cho rằng họ có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Việc phân công người tiến hành tố tụng phải bảo đảm để họ vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”.
Tại điều 14 nêu rõ việc vô tư, khách quan là yếu tố quan trọng trong việc xác định tư cách người tiến hành tố tụng. Một khi không đảm bảo được yếu tố vô tư, khách quan thì buộc phải tiến hành thay đổi người tiến hành tố tụng.
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
- Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
- Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện;
- Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện;
- Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện;
- Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện; Đã tham gia vào việc lập báo cáo kiểm toán, ra quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bị khởi kiện;
- Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện;
- Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
3. Thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng
– Thủ tục đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; được quy định tại Điều 48 Luật tố tụng hành chính:
Việc đề nghị thay đổi Thẩm phán; Hội thẩm nhân dân; Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản; trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc của việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
Việc đề nghị thay đổi những người quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
– Thủ tục đề nghị thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; được quy định tại Điều 51 Luật tố tụng hành chính:
Việc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản; trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên.
Việc đề nghị thay đổi Kiểm tra viên phải được lập thành văn bản; trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi Kiểm tra viên.
Việc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.