Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp áp dụng đối với cá nhân, tổ chức cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa ký đang được bảo hộ tại Việt Nam được quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nhãn hiệu là những dấu hiệu riêng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau. Còn chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hóa, được thể hiện bằng từ ngữ, biểu tượng, dấu hiệu âm chỉ một quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương sản xuất ra hàng hóa đó.
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là loại tội chỉ do chủ thể hành động gây ra, đó là hành vi đặt nhãn hiệu, chỉ dẫn đại lí gần giống với sản phẩm khác, điều này gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Mặt chủ thể: Chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể là cá nhân hay pháp nhân thương mại. Đối với các cá nhân vi phạm thì phải có đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Mặt khách thể: Hành vi phạm tội sẽ xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, quyền bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Mặt chủ quan: Các hành vi phạm tội đều do lỗi cố ý vì họ nhận thức được hành vi của mình sẽ xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác nhưng vẫn muốn thực hiện hành vi đó.
Mặt khách quan: Đó là hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Hành vi đó được thể hiện qua các hành vi như đặt nhãn hiệu, chỉ dẫn gần giống nhau gây nhầm lẫn.
Vụ án hình sự đầu tiên tại Việt Nam về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Tháng 6 năm 2004, người đại diện sở hữu công nghiệp của Công ty T.C Pharmaceuticail Indusstrie Co LTD (Thái Lan) tại Việt Nam đã có văn bản đề nghị cơ quan điều tra xử lý đối với hành vi xâm hại quyền sở hữu công nghiệp của Công ty TNHH Nước Giải Khát Nam Bình do ông Bùi Trung Hòa là người đại diện theo pháp luật.
Đến ngày 19/10/2016, Cục Sở hữu trí tuệ đã có văn bản xác định: Việc Công ty TNHH Nước Giải Khát Nam Bình sử dụng nhãn hiệu Redbull và hình hai con vật húc vào nhau màu đỏ trên sản phẩm nước uống tăng lực là hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Ngày 25/1/2007, phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV CATP Hồ Chí Minh đã chuyển kết luận điều tra vụ án này sang Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị truy tố bị can Bùi Trung Hòa về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là rất cần thiết, nó vừa bảo vệ được quyền sở hữu công nghiệp cho các cá nhân tổ chức, đồng thời cũng bảo vệ người tiêu dùng, góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong lành và tử tế.