Đặc điểm của biện pháp bảo lãnh trong pháp luật hiện hành
Trong xu thế hội nhập hiện nay các quan hệ lưu thông ngày càng trở nên phức tạp, vì các quan hệ kinh tế – xã hội thay đổi, do đó các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng trở nên đa dạng. Một trong những biện pháp nổi bật đó biện pháp bảo lãnh.
Có thể bạn quan tâm
Biện pháp bảo lãnh dân sự trong pháp luật hiện hành
Thực hiện hợp đồng mua bán trong thời hạn bao lâu?
Lập một hợp đồng dân sự không hề khó như bạn nghĩ
———————————————————————————————————————————–
Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dự phòng do các bên tự thỏa thuận trên cơ sở bình đẳng để bảo đảm lợi ích của bên có quyền. Khác với bảo đảm cầm cố, thế chấp, ở đây biện pháp bảo lãnh xuất hiện thêm một chủ thể mới đó là chủ thể thứ ba có quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định.
Theo quy định tại đều 335 BLDS 2015
“…Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”
Đặc điểm
- Biện pháp bảo lãnh được phát sinh trên cơ sở thỏa thuận của các bên. Trên thực tế thì vấn đề bảo lãnh được nhắc đến nhiều trong bảo lãnh ngân hàng.
- Hợp đồng bảo lãnh có thể được xem là hợp đồng phụ với mục đích để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho hợp đồng chính, thông thường thì hợp đồng phụ này sẽ được lập sau hợp đồng chính. Ví dụ như: A vay tiền ngân hàng M hai tỷ đồng. A không có tài sản thế chấp. B là người bảo lãnh cho A vay số tiền hai tỷ đồng đó. Nếu A không trả được nợ thì B sẽ trả nợ cho ngân hàng thay cho A.
- Đối với biện pháp bảo lãnh thì đối tượng chủ yếu là những lợi ích vật chất.
- Bảo lãnh chỉ là biện pháp dự phòng nếu như hai bên ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch dân sự không thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền trong hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận.
- Phạm vi bảo lãnh cũng giống như các biện pháp như cầm cố, thế chấp… là bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ.
- Bảo lãnh ở đây là một biện pháp mà người tiến hành bảo lãnh không mong nhận được một khoản lợi ích nào cả mà chỉ dựa trên việc giúp lẫn đỡ nhau.
Biện pháp bảo lãnh nhằm giúp đỡ cho hai bên có thể ký kết hợp đồng mà khi đó một trong hai bên chưa có đủ khả năng để trả nợ. Tuy nhiên vấn đề này tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy khi mà một bên nhận đứng ra bảo lãnh thì cần phải hiểu rõ bên mà mình sẽ bảo lãnh có đủ năng lực tài chính để thanh toán sau khi vay không. Tránh trường hợp bên bảo lãnh bị thiệt hại.