Lạm phát xảy ra khi nào?
Mục lục
Lạm phát là hiện tượng không ai muốn diễn ra trong bất kỳ hoàn cảnh, giai đoạn nào cả. Lạm phát sẽ khiến cho sức mua giảm, bởi vì giá trị của đồng tiền bị giảm đi và giá bán của hàng hóa, dịch vụ tăng cao. Bài viết dưới đây sẽ phân tích lạm phát là gì? Lạm phát xảy ra khi nào? Các mức độ của lạm phát. Mời Quý vị cùng theo dõi bài tư vấn để có thể nắm rõ nội dung.
1. Lạm phát được hiểu là gì?
Lạm phát, đây là chỉ số thể hiện sự tăng lên của mức giá chung liên tục theo thời gian dài của hàng hóa và dịch vụ. Từ đó, giá trị của một loại tiền tệ nào đó sẽ dần dần mất đi. Hiểu đơn giản, khi mức giá chung của loại hàng hóa, dịch vụ tăng cao thì một đơn vị tiền tệ lúc này sẽ mua được ít hàng hóa hơn. Chỉ số lạm phát phản ánh rõ nét về sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ nào đó.
2. Lạm phát có những mức độ nào?
Có 3 mức độ lạm phát chính và được thể hiện qua tỷ lệ phần trăm. Cụ thể:
- Lạm phát tự nhiên: Thể hiện nền kinh tế hoạt động tương đối bình thường, rủi ro ít xảy ra và đời sống nhân dân ổn định;
- Lạm phát phi mã: Khi giá cả hàng hóa đang tăng nhanh, tỷ lệ lạm phát tăng nhanh vọt từ 10% đến mức dưới 1000% đó chính là lạm phát phi mã. Mức độ này rất dễ gây biến động lớn cho thị trường kinh tế;
- Siêu lạm phát: Mức độ lạm phát tăng rất nhanh, khó kiểm soát bởi tỷ lệ tăng trên 1000%. Siêu lạm phát gây nên những hậu quả vô cùng to lớn cho nền kinh tế, mất rất nhiều thời gian để khắc phục.
3. Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào?
Lạm phát xảy ra khi nào? Lạm phát xảy ra có thể bởi những nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, lạm phát xảy ra do cầu kéo
Hiện tượng lạm phát xảy ra do cầu kéo là khi nhu cầu tiêu dùng của người dân trên thị trường dần tăng lên. Đối với một mặt hàng hóa, dịch vụ nào đó có nhu cầu tăng lên, từ đó giá của loại mặt hàng đó cũng sẽ tăng lên. Do đó, đã kéo theo những mặt hàng hóa, dịch vụ khác cũng tăng giá theo.
Ví dụ: Đối với thịt lợn. Nhu cầu người dân sử dụng thịt lợn tăng cao. Nguồn hàng có sẵn dần trở nên khan hiếm hơn dẫn đến giá thịt tăng lên. Không chỉ thế, do sự tăng giá đó đã kéo theo giá của các món làm từ thịt lợn cũng tăng lên và các loại nông thực phẩm khác cũng tăng theo…
Thứ hai, lạm phát xảy ra do chi phí đẩy
Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố tham gia quá trình sản xuất tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng theo. Từ đó giá thành của sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ tăng giá, đây chính là hiện tượng lạm phát xảy ra do chi phí đẩy. Các chi phí đầu vào tham gia vào sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu, trang thiết bị, chi trả nguồn nhân lực,…
Thứ ba, lạm phát xảy ra do cơ cấu
Khi doanh nghiệp kinh doanh không được tốt, nhưng phải cập nhật xu hướng thị trường nên buộc phải tăng lương cho người lao động. Họ buộc phải tăng giá sản phẩm để kiếm được nguồn thu đủ bù vào phần tăng lên. Từ đó tình trạng lạm phát do cơ cấu bắt đầu xảy ra.
Thứ tư, lạm phát xảy ra do xuất khẩu
Khi hàng hóa xuất khẩu có số lượng tăng vọt lên đến tổng cầu sẽ tăng nhưng tổng cung lại không thể đáp ứng hết được. Khi đó sẽ cần thu gom hàng hóa trong nước để đáp ứng hết các nhu cầu xuất khẩu. Do vậy mà tình trạng cầu trong nước không được đáp ứng.
Thứ năm, lạm phát xảy ra do nhập khẩu
Giá cả của các loại hàng hóa nhập khẩu thường tăng do chi phí thuế tăng hoặc xu hướng thị trường thế giới tăng. Từ đó giá bán hàng hóa sẽ có mức bán giá tăng cao. Tại một thời điểm nhất định, khi mà mức giá chung bị ảnh hưởng bởi hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh thì sẽ gây ra hiện tượng lạm phát.
Thứ sáu, lạm phát xảy ra do cầu thay đổi
Mối quan hệ giữa cầu và cung thay đổi dẫn đến tình trạng nhà cung ứng độc quyền cung cấp một loại hàng hóa nào đó cùng mức chính sách giá không ổn định, tăng giá liên tục. Thậm chí hiện tượng lạm phát do cầu thay đổi này cho thấy nguồn cầu đã giảm giá thì giá bán ra cũng không hề giảm xuống.
Thứ bảy, lạm phát tiền tệ
Khi Ngân hàng trung ương mua các loại công trái phiếu sẽ dẫn đến lượng tiền lưu thông trong nước tăng lên. Hoặc ở một trường hợp khác do ngân hàng mua ngoại tệ để giữ cho đồng tiền không bị mất giá so với tiền ngoại tệ.