Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên trong Bộ luật tố tụng hành chính
Mục lục
Viện kiểm sát và kiểm sát viên có vai trò “kiểm sát vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên tòa, phiên họp của Tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành bản án, quyết định của Tòa án; thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật”. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên trong Bộ luật tố tụng hành chính.
1. Nhiệm vụ của kiểm sát viên trong Bộ luật tố tụng hành chính
Nhiệm vụ cụ thể của Kiểm sát viên là những hoạt động cụ thể của Kiểm sát viên trong thời gian nhất định nhằm thực hiện chức năng của mình trên cơ sở quy định của pháp luật, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hành chính đúng pháp luật, kịp thời nhanh chóng, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo quy định tại Điều 27 Luật tổ chức VKSND năm 2014 thì kiểm sát viên có nhiệm vụ sau:
- Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện;
- Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án;
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 84 của Luật này;
- Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của VKS về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này;
- Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án;
- Đề xuất với Viện trưởng quyết định việc kiến nghị, kháng nghị;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng; nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ Luật tố tụng hành chính.
2. Quyền hạn của kiểm sát viên trong Bộ luật tố tụng hành chính
Quyền hạn của kiểm sát viên được hiểu phạm vi nội dung hoạt động theo cấp, theo chức vụ trong khoản thời gian nhất định theo quy định của luật tố tụng hành chính.
Trong tố tụng hành chính, kiểm sát viên có quyền thực hiện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính trọng phạm vi công việc được phân công.
Kiểm sát viên có quyền yêu cầu Tòa án xác minh và thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án , hoặc có thể trực tiếp tiến hành thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, kiểm sát viên còn có quyền kiến nghị Tòa án khắc phục hậu quả do những vi phạm trong lĩnh vực tố tụng gây ra theo quy định tại khoản 6 Điều 84, khoản 6 Điều 43 Bộ Luật tố tụng hành chính.
3. Những thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên
– Bổ sung quy định về việc thông báo việc phân công kiểm sát viên cho Tòa án. Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp để kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính giữa Tòa án và Viện kiểm sát mà cụ thể là giữa kiểm sát viên với những người tiến hành tố tụng khác. Quy định này giúp đảm bảo việc tố tụng diễn ra công bằng khách quan, vô tư trong quá trình kiểm sát việc giải quyết vụ án.
– Bổ sung quy định thay đổi kiểm sát viên. Tại điểm c Điều 42 luật tố tụng hành chính năm 2015 đã bổ sung quy định thay đổi kiểm tra viên cùng với quy định thay đổi kiểm sát viên. Quy định bổ sung này là hoàn toàn hợp lý vì kiểm tra viên là người tiến hành tố tụng được Luật tố tụng hành chính năm 2015 bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 36.
– Bỏ quy định Viện trưởng viện kiểm sát kiểm tra hoạt động tuân theo pháp luật của kiểm sát viên được phân công trong hoạt động tố tụng hành chính. Chính điều này ngăn cản việc vô tư, khách quan, công bằng của kiểm sát viên khi tham gia tố tụng. Việc kiểm sát của viện trưởng viện kiểm sát làm ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm sát viên. Quy định này là hợp lý bởi nếu sai phạm đã có cơ chế xử lý mà không cần thêm cơ chế kiểm sát của Viện trưởng viện kiểm sát.
– Bổ sung cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sat viên được rõ ràng và chi tiết hơn so với Điều 40 Luật TTHC năm 2010, bao gồm: Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án, nghiên cứu hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định; yêu cầu, kiến nghị Tòa án thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Luật này; đề nghị với Viện trưởng VKS có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật…